Webinar ‘Cloud Computing – cơ hội và thách thức’

Webinar ‘Cloud Computing – cơ hội và thách thức’

Chia sẻ kiến thức 28/06/2021

Cloud Computing cung cấp các máy ảo cho các doanh nghiệp, người dùng đầu cuối. Các nguồn điện toán khổng lồ (phần mềm, dịch vụ) sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

“Cloud computing” đúng là một khái niệm “từ trên trời rơi xuống” với mình. Nó khiến mình ngỡ ngàng và ngơ ngác như việc Hà Lan cay đắng rời EURO 2021 sau trận thua 0-2 trước Cộng hòa Séc vậy.

Quả thực, mình thấy vô cùng may mắn khi là một thành viên của Trường Mây FUNiX – nơi có những cao thủ giúp mình hiểu rõ hơn về các vấn đề “ung thủ” này. Cùng mình điểm lại một vài nội dung chính trong buổi Webinar “Cloud computing – cơ hội và thách thức” mà mentor Nguyễn Trần Phú đã chia sẻ vào 20h tối qua, Chủ Nhật (28/6/2021) nhé.

Chủ quan khinh địch, tin vào lịch sử đã khiến mình thua kèo mất chầu kem khi chọn Hà Lan thắng Cộng hòa Séc. Bởi vậy rút kinh nghiệm, để hiểu được Cloud computing là gì, ta cần phải hiểu “Nó là gì?”, “Lợi ích của nó?”, “Nó giúp giải quyết được vấn đề gì?”

Nó là gì, Cloud computing?

Là một dạng hội tụ công nghệ. Cung cấp các máy ảo cho các doanh nghiệp, người dùng đầu cuối. Các nguồn điện toán khổng lồ (phần mềm, dịch vụ) sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Mentor ví nôm na Cloud giống như xếp hình lego: Quan trọng là chúng ta sắp xếp các miếng Lego đó như thế nào, mối quan hệ giữa các khối ra sao. Ta có thể sử dụng nhiều công cụ (service) để có thể sắp xếp chúng thành hệ thống.

Lợi ích của Cloud computing? Ngon – Bổ – Rẻ – Nhanh

  1. Ngon & bổ: (1) Dịch vụ chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới, được nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và mức độ bảo mật -> giảm độ trễ mạng và tăng tính kinh tế khi áp dụng theo quy mô lớn hơn -> giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp trước các cuộc tấn công mạng. (2) Mở rộng toàn cầu: Doanh nghiệp được phân phối đúng lượng tài nguyên cần thiết với nhu cầu sử dụng -> có thể bổ sung tài nguyên bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu và tại đúng vị trí địa lý mong muốn.
  2. Rẻ: Giảm được chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu, chi phí mua phần cứng, phần mềm và bảo dưỡng chúng, chi phí để lắp đặt, tìm chỗ đặt server và vận hành thường ngày, chi phí thuê người để trông coi và nhiều thứ khác.
  3. Nhanh: Dịch vụ Cloud Computing đều cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Doanh nghiệp cần bao nhiêu có bấy nhiêu: một lượng lớn tài nguyên máy tính cũng có thể được cung cấp chỉ trong vài phút -> không cần phải quá áp lực trong việc lên kế hoạch tính toán công suất cho phù hợp nữa.

Cloud computing giúp giải quyết được vấn đề gì? Các bài toán hóc búa của doanh nghiệp:

  1. Bài toán vận hành lớn
  2. Bài toán tập trung vào kinh doanh
  3. Bài toán về bảo mật, an toàn thông tin (data center)

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay:

  1. Microsoft (Microsoft Azure)
  2. Google Cloud Platform (GCP)
  3. VMware Cloud
  4. Oracle
  5. Amazon Web Service (AWS)

Mentor có bật mí là hiện Amazon đặt Data center tại Singapore, Hồng Kong, Nhật, Hàn Quốc nên về mặt hạ tầng thì nhìn chung là ổn, không có nhiều khó khăn trở ngại gì to lớn, ngoại trừ những lần cá mập cắn cáp quang dưới biển thì thì tốc độ kết nối server có thể ảnh hưởng một chút.

Ảnh chụp phần giới thiệu môn học "Điện toán đám mây - Cloud Computing" tại FUNiX. Môn học có thời lượng 39 giờ học online.
Ảnh chụp phần giới thiệu môn học “Điện toán đám mây – Cloud Computing” tại FUNiX. Môn học có thời lượng 39 giờ học online.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ của họ theo ba mô hình cơ bản:

  1. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS – Infrastructure as a Service): mô hình dịch vụ pay-per-use (tức là trả tiền cho những gì sử dụng).

Dịch vụ này cho phép người dùng thuê các cơ sở hạ tầng: máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng…thông qua truy cập Internet.

Một vài dịch vụ phổ biến: Google Compute Engine(GCE), Amazon Web Services (AWS EC2), Microsoft Azure…

  1. Dịch vụ nền tảng (PaaS – Platform as a Service):Paas về cơ bản cũng khá giống với Iaas nhưng cấp độ cao hơn một chút.

Dịch vụ này cho phép người dùng thuê các nền tảng: phần mềm trung gian kết nối hệ điều hành và ứng dụng cần thiết, các tools phát triển, quản lý cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, phần mềm bảo mật….

Một vài dịch vụ phổ biến: AWS Elastic Beanstalk, Google App Engine(GAE), Windows Azure, Force.com…

  1. Dịch vụ phần mềm (SaaS – Software as a Service):mô hình dịch vụ điện toán đám mây cao nhất hiện nay.

Dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng các phần mềm (phục vụ cho các end users).

Một vài dịch vụ phổ biến: facebook, youtube, gmail…

Chiến lược 6R

  1. Rehosting (aka Lift-and-Shift)
  2. Replatforming (aka Lift-tinker and-Shape)
  3. Refactoring/Re-Architecting (aka Cloud Native)
  4. Repurchasing (aka Drop-and-Shop)
  5. Retire (Get rid of)
  6. Retain (“revisit” or do nothing)

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực điện toán đám mây dành cho những ai quan tâm:

  1. Quản trị viên đám mây
  2. Kiến trúc sư nền tảng đám mây
  3. Kỹ sư đám mây
  4. Nhà phát triển ứng dụng đám mây
  5. Kỹ sư mạng đám mây

Các kỹ năng cần phải có:

  1. Yêu cầu về skill:

– Nên biết Linux, cùng với một số công cụ quản lý cấu hình, thành thạo trong các lĩnh vực như công nghệ nguồn mở, ngôn ngữ kịch bản, môi trường nhiều đám mây, kỹ thuật hệ thống và phát triển phần mềm

– Làm quen với API, phối hợp và tự động hóa, DevOps và cơ sở dữ liệu

– Cần có hiểu biết về các vấn đề tuân thủ và quản trị CNTT liên quan đến đám mây.

  1. Nắm về IT system: có hiểu biết sâu sắc về quản lý hệ thống, xử lý sự cố và ảo hóa
  2. Có khả năng nhận thức được system thinking: có tầm nhìn xa để xem những thay đổi và công nghệ mới sẽ ảnh hưởng đến hệ thống của doanh nghiệp mình như thế nào.

Hoàng Thu Trang – Mentor Coordinator

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!