Ngu gì mà không hỏi! | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Ngu gì mà không hỏi!

Góc nhìn 02/08/2017

Người ta sinh ra ai cũng biết hỏi. Trẻ con lớn lên, nhận biết thế giới nhờ luôn hỏi tại sao. Tất cả mọi sự sáng tạo đều bắt đầu sự tò mò khám phá. Từ những câu hỏi.

Bài đăng trên facebook Nguyễn Thành Nam ngày 23/7/2016

Link bài gốc: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206599759181296&set=a.1034375228248.2005759.1491451285&type=3

Ngu gì mà không hỏi!

Người ta sinh ra ai cũng biết hỏi. Trẻ con lớn lên, nhận biết thế giới nhờ luôn hỏi tại sao. Tất cả mọi sự sáng tạo đều bắt đầu sự tò mò khám phá. Từ những câu hỏi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà con tàu khám phá sao Hỏa được NASA đặt tên là “Curiosity” tức là “Tò mò”.

img20160719182936379
T”ất cả mọi sự sáng tạo đều bắt đầu sự tò mò khám phá. Từ những câu hỏi” – TS Nguyễn Thành Nam

Lớp trẻ bây giờ không hỏi nữa, chắc chắn đầu tiên là tại người lớn. Hay chính xác hơn là do người lớn làm “ô nhiễm” môi trường hỏi.

Dễ thấy nhất là ở các doanh nghiệp, cơ quan, nhất là những cơ quan công lập hoặc truyền thống. Sếp là cha là mẹ. Nhân viên cứ thế thực hiện, hỏi nhiều sẽ bị đồng nghiệp ghen ghét, chưa kể còn có thể bị nghi ngờ “ăn cắp” bí mật cơ quan.

Ở trường cũng chẳng khá hơn. Thầy cô có tâm huyết đến đâu, thì ngay cả kham cho đủ giáo án cũng đã hết thời gian, nói gì đến hỏi đáp. Chưa kể thi cử vẫn theo hình thức cũ rích, một chiều kiểu: Thầy hỏi, chúng em thuộc lòng (hoặc chép trộm). Nên phổ biến là câu “các em có hỏi gì không?” thay thế cho câu “giờ học đến đây là hết!”

Ở nhà cũng tệ. Cuộc sống thay đổi, đòi hỏi càng nhiều, mưu sinh vất vả, một lúc nào đó, quá bận rộn, hay lười biếng, hay cả hai, chúng ta đã không dành thời gian để lắng nghe các con. Buông câu nhẹ thõng: Đi chỗ khác chơi đi, hỏi gì mà lắm thế, để cho bố mẹ làm việc (hoặc nghỉ)!

Sửa Ngu bắt đầu từ đâu?

Các doanh nghiệp. Đương nhiên. Cạnh tranh quốc tế, Tây – Tàu tràn vào, không khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, biết phê phán, cứ chính sách “ngu dân” như cũ thì chắc chắn là đối thủ đè chết. Lại nhớ hồi làm Fsoft, thống nhất mở ra cả một cái website gọi là “Chợ Dưa”, để anh em tha hồ phát biểu, mà đếm lại thì “chửi “sếp là chính. Cũng nhiều người can bỏ, lợi bất cập hại, phải có chứng cớ, ghi rõ tên tuổi mới cho phát biểu. Tôi đã gạt đi, anh em có tri thức cả, chẳng qua là ù lì, quen rồi, bây giờ cứ phải kích lên đã. Đặt nhiều điều kiện rồi chẳng ma nào phát biểu đâu. Khi đã quen nói, mọi người sẽ biết cách phát biểu có trách nhiệm. Quả nhiên là thế. Công ty muốn thay đổi. chỉ cần sếp thay đổi!

Trong trường thì khó hơn một chút. Như trên đã nói, không hẳn vấn đề là học sinh không tích cực, cũng không hẳn thầy giáo không khơi gợi. Sự thụ động trong giáo dục nằm ở chỗ thời khóa biểu quá chặt, số học sinh trong một lớp quá lớn, và qui chế thi cử đã lạc hậu. Thay đổi những cái đó, không thuộc hoàn toàn thẩm quyền của Hiệu trưởng. Nhưng vẫn nhiều điều có thể thực hiện được ngay.

Một bạn đọc hỏi tôi:
“Bài trước anh viết nghĩa vụ của thầy cô là làm sao cho học trò thi đỗ, bài này anh lại viết trò phải chất vấn thầy. Có mâu thuẫn không ạ? ”

Chẳng mâu thuẫn gì. Ở trường tôi (FUNiX), điều kiện để thi đỗ môn là phải đặt được tối thiểu 8 câu hỏi. Giáo viên có nhiệm vụ phải làm sao cho các em đặt câu hỏi. Và có cả quyền lợi nữa, vì các giáo viên sẽ được nhận thù lao cho việc trả lời mỗi câu học sinh hỏi. Thế là cả hai đều có động cơ để hỏi.

Ở nhà, là chuyện riêng của mỗi người. Nhưng có một việc ai cũng có thể bắt tay làm được ngay là bỏ thêm mỗi ngày 30’ để nghe câu hỏi của các con. Cứ mạnh dạn trả lời không biết, nếu các bạn thực sự không biết. Bởi ngay khi đặt câu hỏi, các con bạn đã trưởng thành thêm một chút, không cần câu trả lời của các bạn.

Người lớn chúng ta cứ cố gắng đi.
Còn các bạn trẻ, đừng sợ hỏi ngu. Ngu gì mà không hỏi!

FUNiX đang triển khai chương trình Mentor 4 all (Mentor For All – mentor dành cho tất cả) hoàn toàn miễn phí, kéo dài trong 3 tháng.

Thành viên không chỉ được giải đáp mọi câu hỏi liên quan xu hướng công nghệ, lập trình, kỹ năng, giải pháp và định hướng tư duy mà còn được tham gia một cộng đồng công nghệ rộng lớn, thoải mái tranh luận, học hỏi và cập nhật xu hướng nghề nghiệp mới nhất.

“Để tham gia chương trình, người quan tâm chỉ cần đăng ký lên website FUNiX, nhận mã số và làm theo hướng dẫn để liên hệ và được kết nối với các mentor FUNiX khi có cơ hội. Thời gian chương trình cam kết có các mentor là từ 20- 23h tất cả các này trong tuần; từ 9- 11h, 15- 17h các này cuối tuần. Ngoài ra, hằng ngày từ 9 – 12h và 14h – 17h chương trình luôn có Hannah trực nhận câu hỏi và kết nối tìm mentor giải đáp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!