3 diễn giả nổi tiếng đến XDay đầu tiên của năm 2017
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Sáng ngày 8/1, chương trình xDay được tổ chức bởi Đại học Trực tuyến FUNiX đã đồng loại diễn ra ở ba miền. Hơn 100 người gồm các mentor, xTer đã và đang tham gia các khóa học và cả những người đang dành sự quan tâm lớn tới FUNiX đến tham dự chương trình.
xDay bắt đầu bằng những bản hùng ca FUNiX và những lời tuyên thệ từ mentor và các đại diện trường.
Theo Hiệu trưởng Nguyễn Thành Nam, FUNiX có quyết định thành lập đúng ngày 19/8 nên các bài hát của trường cũng mang những âm hưởng hào hùng, hừng hực khí thế tiến lên.
Trước khi bắt đầu xTalk, đại diện nhà trường và các diễn giả đã trao huy chương chào đón các tân sinh viên và chứng chỉ tốt nghiệp cho những học viên đã hoàn thành các khóa học gần nhất.
Mentor Ngô Thanh Tùng chia sẻ kinh nghiệm và những cơ hội khi học viên tham gia Đại học Trực tuyến FUNiX. Anh cho rằng, FUNiX là một xu thế đào tạo mang lại hiệu quả cao cho người học. Nhà trường và học viên luôn có sự kết nối, không còn đơn thuần là thầy trò mà thay vào đó như anh em, thậm chí trao đổi với nhau như đồng nghiệp. Phó TGĐ Softtech Đà Nẵng còn trình bày 7 nguyên tắc hoạt động của FUNiX.
Trong khuôn khổ xDay tháng 1 ở Đà Nẵng, anh Tùng còn là diễn giả của chương trình với chủ đề: “Làm thế nào để trở thành một lập trình viên full-stuck?”.
Bằng kinh nghiệm của bản thân, anh mang đến cho học viên những kiến thức cơ bản và cái nhìn toàn cảnh cũng như xu thế của nghề lập trình. Đứng ở góc độ người thành đạt, Phó TGĐ Softtech Đà Nẵng còn chỉ ra những phương pháp cơ bản để người học nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Tại đầu cầu Hà Nội, Viện trưởng Trần Thế Trung đã có buổi chia sẻ thú vị về chủ đề “Công nghệ in 3D cùng những xu hướng của tương lai”.
Theo anh, công nghệ in 3 chiều (3D) đang đóng góp một phần rất lớn tới sự phát triển của ngành công nghệ nói riêng và các lĩnh vực khác trong cuộc sống nói chung. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để tạo khuôn và rất nhiều thời gian để đúc sản phẩm, “với công nghệ in 3D, chúng ta chỉ cần nhập thiết kế và nguyên liệu của mẫu vật vào thiết bị, trong chưa tới nửa ngày là hoàn toàn có thể cầm trên tay sản phẩm mong muốn”.
Bản thân Tiến sĩ Trần Thế Trung cũng đã có 5 công trình được cấp bằng sáng chế. Tên sáng chế của cả 5 hồ sơ đều là Máy in 3D. Xuất phát từ quá trình sử dụng máy in 3D tại nơi làm việc, anh đánh giá các loại máy hiện hành có một nhược điểm cơ bản là in khá chậm. Bởi vậy, anh đã nghiên cứu đưa ra các sáng chế nhằm cải thiện tốc độ in.
Anh chia sẻ: “Công nghệ in 3D hiện nay rất phát triển trên thế giới, Amazon đã áp dụng vào quy trình sản xuất sản phẩm của mình, những nhà du hành vũ trụ sử dụng máy in 3D để in các công cụ cần thiết, và ngay cả y học cũng đang bắt đầu đạt được những thành tựu nhất định trong việc tái tạo các cơ quan trong cơ thể chuột với sự giúp đỡ của công nghệ này”.
Chia sẻ chủ đề “Làm sao để học tập hiệu quả tại đại học FUNiX”, với tâm huyết của mình trong lĩnh vực đào tạo, anh Phan Phương Đạt khuyên các bạn sinh viên hãy luôn giữ tinh thần học tập cao trong mọi thời điểm, dù là sinh viên hay người đi làm hãy học nhanh, kiếm tiền rồi lại học tiếp, học mãi.
“Cách đây 50 năm, một người có thể học 4 năm đại học rồi đi làm suốt đời nhưng ngày nay đã khác. Nếu bạn không luôn học tập, trau dồi thì sẽ rất nhanh bị lạc hậu và đào thải”, anh Đạt nói.
Đức Anh – Ngọc Dung – Việt Nguyễn
Bình luận (0
)