CEO Cohost.AI: Covid-19 là cơ hội cho các lập trình viên Việt | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

CEO Cohost.AI: Covid-19 là cơ hội cho các lập trình viên Việt

Tin tức 02/03/2021

Anh Phạm Kim Cương CEO Cohost.AI khuyến khích các bạn trẻ Việt phát triển thế mạnh của bản thân, tận dụng “khủng hoảng” Covid-19 để tiếp cận những cơ hội làm việc không biên giới - cho cả những công ty lớn như thuộc Big Tech như Google, Facebook… ngay ở nhà. 

Xoay quanh chủ đề “Con đường trở thành Kỹ sư Google”, anh Kim Phạm (Phạm Kim Cương) – Founder Cohost.AI đã có buổi chia sẻ rất thú vị với sinh viên FUNiX vào tối 27/2 vừa qua.

Từ đam mê công nghệ đến quyết định bỏ học đi làm

Kể về hành trình của mình, anh Cương nhớ về sự may mắn khi được tiếp xúc với máy tính từ khi còn là học sinh lớp 4 ở Hoàn Kiếm – Hà Nội, và sau đó là cơ duyên được tham gia các cuộc thi Lập trình khi học THCS, THPT, được sử dụng chiếc máy tính đầu tiên trong đời. Sau này, anh giành được Học bổng Software Engineering tại Úc, và được tiếp cận với AI từ khá sớm. Những dự án đầu tiên về AI mà anh tham gia nghiên cứu là Lập trình Robot đá bóng đã nhen nhóm ý tưởng, đam mê của anh dành cho Trí tuệ nhân tạo.

Sau khi chuyển sang học Tiến sỹ tại Illinois, Mỹ, anh Kim Phạm bắt đầu nhận ra mình có sở thích làm sản phẩm hơn là nghiên cứu học thuật hay giảng dạy. Đó là lý do khiến anh quyết định chuyển hướng, mạnh dạn apply vào các công ty công nghệ như Amazon, Google, Facebook và cuối cùng, anh được tuyển vào Google khi đang theo học chương trình Tiến sỹ.

Xoay quanh chủ đề “Con đường trở thành Kỹ sư Google”, anh Kim Phạm (Phạm Kim Cương) – Founder Cohost.AI đã có buổi chia sẻ rất thú vị với sinh viên FUNiX vào tối 27/2 vừa qua.

Để trở thành nhân viên Google, anh Kim đã phải trải qua những bước cơ bản như nộp CV, Phỏng vấn bao gồm Phỏng vấn qua điện thoại – Code trực tiếp trên hệ thống của Google và Onsite Interview với 5 cuộc phỏng vấn trong một ngày tại Trụ sở chính của Google ở Mỹ. Sau đúng một tuần chờ đợi, anh được thông báo đã trúng tuyển.

“Mức lương mà Google offer khá hấp dẫn với mình vào thời điểm đó – ước tính khoảng 1,5 đến gần 2 tỷ VNĐ/ năm. Cùng với đó là một số cổ phần của Google mà nếu quy đổi sang giá trị hiện nay, thì cũng vào khoảng 1 triệu USD. Và mình đã gật đầu đi làm ngay mà không suy nghĩ gì nhiều”- anh Kim nhớ lại.

Cũng từ đây, anh bắt đầu kho trải nghiệm quý giá khi làm việc tại Sillicon Valley: Được tiếp xúc với văn hóa làm việc sáng tạo, tôn trọng con người, nhân viên luôn được đối thoại với CEO Google vào các ngày thứ 6 hàng tuần, luôn được minh bạch tại chính của công ty để hiểu rằng mình cần nỗ lực để góp phần gia tăng giá trị cho công ty…

Google còn có những điều “thú vị hay hay” như cho phép nhân viên có 2% thời gian tại công ty để làm việc riêng, có những cơ chế để tìm hiểu trực tiếp những thay đổi, hành vi của khách hàng ảnh hưởng ra sao đến sản phẩm…

Thế giới này rất phẳng

Từ câu chuyện của chính mình và một vài người bạn mà mình biết, anh Kim khẳng định “thế giới này rất phẳng, cơ hội vào Google hay các công ty lớn tầm cỡ thế giới là rất “mở”.

Google còn có những điều “thú vị hay hay” như cho phép nhân viên có 2% thời gian tại công ty để làm việc riêng, có những cơ chế để tìm hiểu trực tiếp những thay đổi, hành vi của khách hàng ảnh hưởng ra sao đến sản phẩm…

Ví dụ như tại Google, luôn có kênh thông tin công khai về các vị trí tuyển dụng, trong đó bao gồm nhiều vị trí, ngành nghề khác nhau, từ bậc thực tập sinh. Để nhắm vào đây làm việc, các bạn trẻ có thể chuẩn bị bằng cách tìm hiểu, tham gia các Hội nhóm tư vấn, giúp đỡ rèn luyện kỹ năng ứng tuyển. Ngay cả Google cũng công nhận các “bí quyết” ứng tuyển vào công ty và khuyên ứng viên tìm hiểu trước mỗi lần phỏng vấn.

Ở Việt Nam, số người làm việc tại Google không hiếm, vì thế, nếu bạn trẻ nào quan tâm có thể chủ động kết nối để được hỗ trợ từ những đàn anh đi trước. Còn để rèn kỹ năng ứng tuyển, bạn có thể sử dụng một số công cụ, trong đó có CodeLearn  – một sản phẩm của FPT riển khai.

“Bạn không nhất thiết phải giỏi lập trình, nếu bạn thực sự giỏi về một vấn đề/ lĩnh vực nào đó như Toán – Thiết kế – Đồ họa… miễn là bạn đam mê, có thể ngồi tới 10 thậm chí 20h/ngày để làm công việc đó… thì bạn là ứng viên tiềm năng của Google rồi đó” – anh Kim nói.

Khích lệ các bạn trẻ mạnh dạn chọn làm việc cho các công ty lớn ngoài Việt Nam như Google, anh Kim còn giải đáp nhiều thắc mắc của các bạn như: Tuổi tác có phải là rào cản khi ứng tuyển vào Google? Làm thế nào để thương lượng được mức lương cao khi ứng tuyển? Bằng đại học có quan trọng khi tìm kiếm cơ hội làm việc ở đây?…

Câu trả lời rất thú vị, đó là Google hoàn toàn không quan trọng yếu tố tuổi tác hay là bằng cấp, mà tài năng và tư duy mới là những điều họ chú trọng ở ứng viên. Còn trong tuyển dụng, muốn có mức lương cao bạn cần tìm hiểu kỹ về dải lương của công việc mình làm, hay thậm chí apply ở nhiều công ty nhằm chọn ra được mức lương hấp dẫn nhất…

Bên cạnh các kinh nghiệm làm việc ở Google, lời khuyên về tuyển dụng và làm việc, anh Kim Phạm còn gợi mở những lối đi cho các bạn trẻ đam mê CNTT như xu hướng làm việc remote, xu hướng ngành nghề trong mảng Trí tuệ nhân tạo, Data Science… cho các bạn trẻ.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!