Lần đầu tiên tham dự Cơ hội cho ta, sếp Trần Đức Nghĩa mang đến bài học về văn hoá doanh nghiệp
Những chia sẻ của sếp Trần Đức Nghĩa tại gameshow Cơ hội cho ta (số thứ 4) chính là những bài học dành cho các học viên FUNiX cũng như các start-up trong lĩnh vực công nghệ.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Table of Contents
Là một trong những mentor tại FUNiX, anh Trần Đức Nghĩa – Chairman Công ty cổ phần phần mềm quốc tế 3S (3S Intersoft JSC) chia sẻ cảm xúc lần đầu đến với gameshow Cơ hội cho ta: “Lần đầu tiên tham dự chương trình, tôi cảm thấy hồi hộp và cũng rất phấn khích. Mục tiêu của tôi khi đến với gameshow là được kết nối, chia sẻ đam mê về phát triển phần mềm, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các học viên của FUNiX.”
Chỉ ra điểm khác biệt của học viên FUNiX
Ngay tại vòng 1 của gameshow, sếp Nghĩa đã thể hiện tinh thần sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ cho các ứng viên khi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm liên quan đến văn hoá, quản trị doanh nghiệp.
Với câu hỏi BTC đưa ra: “Bạn sẽ làm thế nào khi làm việc với người mình ghét?”, hai người chơi đã lần lượt đưa ra câu trả lời của mình với những cách giải quyết khá giống nhau, nhìn chung đều cần nhìn nhận lại bản thân mình, góp ý cho đối phương cũng như đặt mục tiêu công việc lên trên tình cảm cá nhân. (xem thêm)
Nhận xét về các ý kiến do 2 ứng viên đưa ra, sếp Nghĩa cho rằng:
“Ở hai câu trả lời, bạn Long thể hiện tính logic, luôn luôn chia case, nhưng theo tôi để xử lý vấn đề cảm xúc thì suy luận logic đôi khi dẫn đến lòng vòng và không mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp. Còn bạn Khoa, tuy không quá khác biệt với Long, nhưng có đưa ra tiêu chí là sự nỗ lực, kiên tâm, cố gắng để vượt qua cảm xúc tiêu cực. Để tốt nhất tôi nghĩ rằng các bạn nên đặt mục tiêu chiến thắng cảm xúc tiêu cực bằng cách hiểu hơn “vì sao mình ghét?”, dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến cuộc sống, tương tác và tiếp xúc với họ nhiều hơn, biết đâu mình lại chuyển hoá thành tình cảm quý mến, đồng hành.
Thường tôi thấy những người ban đầu ghét nhau chẳng biết vì lí do gì, sau lại trở thành những người chiến hữu, luôn luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoạn nạn, quan tâm nhau rất sát sao. Chúng ta cố gắng không chỉ tránh, không chỉ là tìm hiểu, mà phải có hành động cụ thể để đảo ngược cảm xúc. Đó là điều mình mong muốn, lựa chọn ở các ứng viên.”
Đồng thời, sếp Nghĩa cũng khẳng định qua phần trả lời của 2 bạn Lưu Tử Long và Lê Y Khoa, các bạn đã thể hiện rõ ràng là những người có kinh nghiệm không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Anh cho rằng đây là điểm khác biệt giữa các bạn học viên FUNiX so với các bạn sinh viên ở một số trường Đại học khác mà tôi từng tiếp xúc.
Bài học về văn hoá doanh nghiệp: phát triển cá nhân chính là điều kiện tiên quyết để phát triển công ty
Từ câu hỏi BTC đưa ra, sếp Trần Đức Nghĩa đã mang đến cho 2 người chơi cũng như các khán giả một bài học về xây dưngj văn hoá doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển con người, điều mà có lẽ các start-up trẻ cần phải học hỏi rất nhiều.
Chairman 3S cho rằng: “Mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ rất đa dạng và mỗi người lại có một cách ứng xử khác nhau. Nhìn chung tôi thấy hai ứng viên xử trí khá tốt và hướng thiện. Ở vai trò làm chủ doanh nghiệp lấy mục tiêu công việc và phát triển cá nhân lên hàng đầu, nên mỗi cá nhân cần phải tạo được mối quan hệ cả về mặt tinh thần, kỹ thuật, kỹ năng tốt nhất. Từ sự phát triển cá nhân sẽ mang đến sự phát triển cho doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nên trong trường hợp này, xử lý theo cách đơn giản nhất là “đừng nhét những người ghét nhau vào với nhau”.
Sếp Nghĩa cũng khẳng định rằng việc ứng xử trong trường hợp này tuỳ thuộc vào văn hoá của từng doanh nghiệp, với 3S luôn ưu tiên việc phát triển cá nhân, tôn trọng cảm xúc của nhân viên, nên hi vọng mọi người sẽ hoà đồng để làm việc với nhau. Nếu hoà thuận, hợp “dơ”, sẽ cho ra kết quả vượt trội.
Minh Tiến
>>Ứng viên đạp xe xuyên Việt chinh phục thành công Chủ tịch 3S tại chương trình Cơ hội cho ta số 4
Bình luận (0
)