Trung tâm xSeries ra mắt môn Giới thiệu về khoa học máy tính
Giới thiệu về khoa học máy tính giúp cho người học hiểu được các vấn đề cơ bản của khoa học máy tính như mạng máy tính, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ... đến các vấn đề của quản lý dự án phần mềm, ngôn ngữ lập trình, đạo đức trong lĩnh vực ICT.
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
- Con gái học khoa học máy tính có khó không? Review khóa Khoa học máy tính tại FUNiX
Table of Contents
Giới thiệu về Khoa học máy tính là môn học thứ tư và là môn học cuối cùng của chứng chỉ xGame FUNiX – Play to build the Future. Được cho ra mắt vào ngày 19/7, môn học được thiết kế bởi Thạc sĩ Đào Trọng Duy – Thạc sĩ khoa học máy tính tại Học viện Kỹ thuật Quân Sự với hơn 2 năm phát triển phần mềm mã nguồn mở cho thị trường Nhật Bản, Trưởng phòng đào tạo – Viện đào tạo Quốc tế (FIA) và có hơn 7 năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo tại Đại học FPT, FPT Greenwich, Viện đào tạo Quốc tế (FIA).
1. Nội dung môn học
Môn học sẽ đề cập đến hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực kỹ thuật phần mềm – chương trình mà bạn bắt đầu theo học. Vì vậy, sẽ không sai khi nói rằng môn học sẽ đặt những bước chân đầu tiên cho các bạn đến với ngành công nghệ thông tin nói chung và cụ thể hơn là lĩnh vực kỹ thuật phần mềm nói riêng.
Chương trình học bao gồm 3 phần: Giới thiệu về công nghệ thông tin và phần cứng máy tính, Các khái niệm về mạng và phần mềm máy tính và Cơ bản về ngôn ngữ lập trình máy tính và ứng dụng, nội dung được chia thành 11 bài học, 3 assignment và 1 Progress Test.
Môn học được thiết kế và điều chỉnh để phù hợp với đối tượng học viên học chứng chỉ xGame FUNiX:
– Lược bỏ nội dung phần 4 và các bài PT, lab, ASM tương ứng trong phần này
– Bổ sung thêm dẫn dắt, hệ thống lại các bài đọc
– Điều chỉnh yêu cầu của lab để phù hợp với đối tượng học viên
– Lược bỏ ASM2, bổ sung thêm 1 ASM cover các kiến thức đã được học trong môn này và các môn trước đó.
>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
2. Mục tiêu môn học
Mục tiêu của môn học là giúp cho người học hiểu được các vấn đề cơ bản của khoa học máy tính như mạng máy tính, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, … đến các vấn đề của quản lý dự án phần mềm, ngôn ngữ lập trình, đạo đức trong lĩnh vực ICT. Học viên không yêu cầu phải có kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc về CNTT nhưng đòi hỏi phải biết lắng nghe tìm hiểu, có kỹ năng đọc tài liệu và có suy nghĩ độc lập.
3. Nguồn học liệu
Với khóa học về Giới thiệu khoa học máy tính, FUNiX tin tưởng giới thiệu với học viên tài nguyên MOOC chính của khóa học này là các khóa Information Technology Foundations và khóa Computer Science 101, được cung cấp bởi nhà cung cấp Western Governors University và nhà cung cấp StandfordOnline.
4. Phương pháp học tập
Người học cần áp dụng FUNiX Way vào quá trình học tập, trong đó đề cao khả năng tự học thông qua các nguồn học liệu online khổng lồ, được các chuyên gia của FUNiX tổng hợp, chắt lọc để phù hợp với nội dung môn học. Đồng thời học viên cần tích cực đặt câu hỏi cho mentor – những người luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho các bạn. Khi có bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ, học viên hãy liên hệ ngay với Hannah chủ nhiệm – những người “dỗ” viên luôn đồng hành và truyền độc lực học tập cho các bạn.
Đồng thời, trong quá trình tự học, các bạn cũng có thể thường xuyên tương tác trên Discord – hệ thống trao đổi chuyên môn, trò chuyện CNTT do FUNiX xây dựng dành riêng cho các xTer. Thông qua đó các bạn có thể mở rộng mạng lưới quan hệ trong cộng đồng và học hỏi thêm nhiều kiến thức.
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính
Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm
Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?
Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
Minh Tiến
Bình luận (0
)