Thầy giáo cắm bản vùng cao đam mê học IT trực tuyến
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
VnExpress – Rất nhiều đêm sau khi soạn xong giáo án, thầy Lò Văn Hưng (Điện Biên) một mình ngồi học online, làm đi làm lại các bài tập và hỏi mentor.
Là một huyện biên giới miền núi xa nhất của tỉnh Điện Biên, việc học hành tại Mường Nhé luôn là thách thức lớn với thầy trò nơi đây. Không chỉ cần nhiều nỗ lực trong việc dạy con chữ cho trò, việc tiếp tục học tập, nâng cao kiến thức cho chính thầy cô cũng gặp nhiều trở ngại vì điều kiện đi lại khó khăn.
Đam mê công nghệ, thầy giáo Lò Văn Hưng (sinh năm 1986) đã vượt qua những thách thức về địa lý bằng cách chọn học trực tuyến. Là giáo viên dạy Toán, tổ trưởng tổ Toán – Lý trường THCS Sen Thượng, Mường Nhé, Điện Biên, thầy Hưng yêu thích lập trình và tự tìm tòi học lập trình trên mạng. “Kiến thức quá lớn và không có người hướng dẫn, tôi đã nhiều lần nản chí, nghĩ không thể theo được môn này”, thầy Hưng cho biết.
Cuối năm 2018, anh Hưng tình cờ biết đến mô hình trực tuyến đào tạo CNTT, chỉ cần có kết nối Internet là có thể học, sinh viên nhận được sự hỗ trợ của các mentor là chuyên gia công nghệ trong quá trình học. Thầy giáo 33 tuổi cảm thấy môi trường này phù hợp với mình nên đã trở thành sinh viên FUNiX đầu tiên của huyện Mường Nhé vào tháng 11/2018.
Thầy giáo vùng cao cho biết, lúc mới học, anh vấp phải sự phản đối của vợ vì cho rằng học online không hiệu quả, đặc biệt phải bỏ cả tháng lương để đóng học phí. Vì vậy, anh phải rất nỗ lực học để chứng minh lựa chọn của mình là đúng. Kết quả, sau hai tháng học tại FUNiX, cộng với kiến thức mày mò trên mạng, người thầy vùng cao đã biết làm eLearning bằng Adobe Presenter, biết sử dụng ngôn ngữ Python để lập trình.
Mentor Lê Hoàng Việt – người trực tiếp hỏi thi sinh viên Lò Văn Hưng chia sẻ: “Thời buổi này, thầy trò ở vùng sâu vùng xa dùng facebook là bình thường, nhưng dám bỏ gần cả tháng lương đóng học FUNiX thì chắc chỉ mình Hưng là người duy nhất ở Mường Nhé”. Mentor Việt cũng ấn tượng vì đam mê của người thầy vùng cao và mục tiêu thay đổi cuộc sống, có kiến thức để truyền lửa cho thế hệ tiếp theo.
Anh Hưng là người Thái nhưng sống xa quê, xa vợ con hơn 100km và đang cắm bản ở trường có 100% học sinh người dân tộc Hà Nhì. Với điều kiện như vậy, anh Hưng không có cơ hội để dự xDay – chương trình offline định kỳ hàng tháng để gặp gỡ thầy cô và sinh viên cùng trường. Việc học của anh vì vậy cũng phụ thuộc vào sự kiên trì của cá nhân.
Hannah Trịnh Thị Mai – người theo sát quá trình học tập của Lò Văn Hưng cho biết, không ít lần người thầy vùng cao vì quá bận mà suýt dừng lại việc học tại FUNiX. Nhưng nhận được sự động viên của trường, anh lại tập trung học, và khi đã học, anh là một trong những xTer có thái độ học tập chăm chỉ và nghiêm túc nhất.
“Những ngày nghỉ tôi thường đến từng nhà vận động các em nhỏ đi học nên không có thời gian cho mình. Để học lập trình tôi phải tận dụng chủ yếu thời gian rảnh vào đêm khuya. Rất nhiều đêm sau khi soạn xong giáo án, tôi một mình mở máy tính ngồi học online, làm đi làm lại các bài tập và hỏi mentor”, anh Lò Văn Hưng tâm sự.
Anh Hưng cho biết thêm, bản thân anh cũng làm trong lĩnh vực giáo dục, hàng ngày đứng lớp dạy theo phương pháp “Sự sáng tạo đến từ điều nghi vấn” – dạy học theo phát triển năng lực nên anh cũng áp dụng luôn cách này vào việc học của mình.
“Giáo dục được xem là chìa khóa để miền núi tiến kịp miền xuôi. Tôi muốn là người đóng góp một phần công sức vào công cuộc to lớn này, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục CNTT”, anh Hưng chia sẻ. “Tuy vậy việc mang công nghệ lên cho vùng cao vẫn cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn của nhà nước, cũng như sự góp sức của toàn xã hội. Tôi tin, FUNiX đang làm được điều đó”.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Nhà sáng lập FUNiX cho biết, Internet đang giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục cho tất cả người học trên toàn thế giới. Theo ông, trở ngại lớn nhất với học sinh ở vùng sâu vùng xa là khoảng cách địa lý để đến trường và số thầy cô để hỗ trợ những khát khao học tập được hiện thực hóa. Nhờ có internet, những sinh viên vùng sâu, vùng xa vẫn có cơ hội được học tập ngang bằng với bạn bè ở thành thị, tiếp cận tài liệu học tập chất lượng quốc tế và kết nối với những chuyên gia hàng đầu, chỉ với chi phí thấp.
Câu chuyện thầy giáo vùng cao cắm bản Lò Văn Hưng quyết tâm học FUNiX là một ví dụ như vậy. “Nếu bạn có nền tảng và nghị lực, có tri thức, trí sáng tạo, thì nên phát huy và tận dụng triệt để, để nó thực sự hữu ích. Công nghệ đang hỗ trợ rất nhiều để bạn thực hiện được điều đó”, thầy giáo Lò Văn Hưng khẳng định.
Thanh Nga
Tại Việt Nam, FUNiX là đơn vị tiên phong trong công nghệ giáo dục với việc đào tạo lấy bằng đại học bằng hình thức online. FUNiX hiện có hơn 3.000 sinh viên đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cách học trực tuyến linh hoạt giúp mỗi sinh viên, tùy theo mục tiêu học tập cá nhân có thể chủ động việc học.
Bình luận (0
)