Các “Sếp” công nghệ nói gì tại cuộc thi Cơ hội cho ta?

Các Sếp công nghệ nói gì tại cuộc thi Cơ hội cho ta?

Chia sẻ kiến thức 30/11/2021

Với cơ hội được tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu và tuyển người giỏi từ FUNiX ngay trong chương trình, có thể nói không chỉ học viên mà các nhà tuyển dụng, Sếp công nghệ từ những đối tác doanh nghiệp FUNiX cũng sẽ hài lòng với chương trình Cơ hội cho ta.

“Cơ hội cho ta” – cuộc thi đang dành được sự quan tâm lớn của đông đảo xTer FUNiX đang được nhiều sếp công nghệ để mắt.

Sếp công nghệ lên “sóng” FUNiX

Vậy, các sếp công nghệ nói gì tại cuộc thi Cơ hội cho ta? Nếu theo dõi cả 3 cuộc thi đầu tiên, thì khán giả có thể nhận thấy rõ vai trò của các “Sếp”: Họ vừa là nhà tuyển dụng, là những người lãnh đạo có tầm, đồng thời còn là những mentor có tâm.

Trong cuộc thi gần nhất, Cơ hội cho ta số thứ 3, 4 sếp có mặt là anh Phạm Liêm – CGO GoStream, chị Phùng Xuân – CEO Lotus, anh Mạnh Trường – CEO Lifetek và chị Hạnh Trang – CEO Enouvo. Là đại diện các doanh nghiệp, các sếp hiểu rõ nhu cầu của thị trường tuyển dụng, đồng thời là những người có kinh nghiệm trong nghề lập trình. Các sếp cũng đại diện những doanh nghiệp hợp tác với FUNiX được một thời gian nhất định, hiểu được đặc thù sinh viên cũng như tiềm năng của FUNiX.

Đặt những câu hỏi thử thách

Trong vai trò “Sếp” – nhà tuyển dụng ở Cơ hội cho ta, các “sếp” sẽ đưa ra những câu hỏi thử thách, để từ đó, ứng viên bộc lộ những suy nghĩ, phẩm chất, khả năng ứng biến của họ. Cũng như trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên nào có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng, sẽ tìm được cơ hội công việc mình yêu thích.

sếp công nghệ
Các sếp công nghệ tư vấn nghề nghiệp cho ứng viên ngay tại chương trình.

Như tại số thứ 3 Cơ hội cho ta, sếp Liêm đã tiếp tục đưa ra câu hỏi bổ trợ cho phần thi tình huống: “Nếu đề nghị tăng lương xong sếp vẫn không tăng lương dù tình hình kinh doanh rất tốt, trước đó các bạn đã thể hiện rất tốt, thì bạn làm thế nào?”

Câu hỏi đẩy ứng viên phải suy nghĩ xa hơn, đưa ra quyết định dứt khoát hơn, bộc lộ cá tính cũng như sự tự tin của bạn.

Các sếp cũng khá tinh tế khi đi vào những chi tiết như: Thời gian học tập, lĩnh vực mà ứng viên thực sự yêu thích,… Mỗi câu hỏi, mỗi nhận định từ các sếp sẽ soi chiếu vào các điểm mạnh – yếu của ứng viên.

Cũng từ trao đổi với các sếp, người chơi Ngọc Hoa nhận ra mình còn thiếu sự mạnh mẽ, dứt khoát khi ứng tuyển. Người chơi Trương Thu hiểu rằng mình thiếu một định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thiếu những kiến thức về các vị trí công việc của nghề để chọn ra một lĩnh vực “mũi nhọn” mà theo đuổi…

Chia sẻ lời khuyên sự nghiệp

Các sếp công nghệ tại “Cơ hội cho ta” còn có vai trò như những mentor: Vừa thử thách, vừa gợi ý hướng đi, lời khuyên cho các ứng viên hoàn thiện mình.

Với từng ứng viên, các sếp đều có cái nhìn công tâm, nhận ra ưu – nhược điểm và khuyến khích các bạn phát triển điểm mạnh, học tập rèn luyện để khắc phục điểm yếu. Nhờ tư vấn của các sếp, ứng viên thực sự “vỡ òa” vì hiểu ra nhiều điều mà nếu chỉ học tập cặm cụi, các bạn chưa chắc nhìn ra được.

Như bạn Trương Thu, sau tư vấn của các sếp đã chọn hướng tìm hiểu về BA, thay vì hướng đi chung chung làm lập trình viên, hay về Khoa học dữ liệu ban đầu của mình. Thu cảm kích khi được các sếp gợi mở nhiều điều quan trọng cho hành trình IT phía trước.

Với sự dẫn dắt tuyệt vời của MC Giáo sư Xoay – anh Hoàng Văn Cương, Giám đốc FPT Japan, chương trình Cơ hội cho ta tiếp tục là điểm nhấn trong các sân chơi, hoạt động ngoại khóa ý nghĩa của sinh viên FUNiX.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại