Cho trẻ học lập trình là một trong những cách xử trí trẻ bướng bỉnh

Cho trẻ học lập trình là một trong những cách xử trí trẻ bướng bỉnh

Chia sẻ kiến thức 04/09/2022

Theo nghiên cứu khoa học thì những trẻ bướng bỉnh thường thông minh hơn. Tuy vậy, phụ huynh cần định hướng sự “bướng bỉnh” để hình thành thói quen, tính cách tốt cho con. Cách xử trí trẻ bướng bỉnh không khó như cũng cần sự khéo léo. 

Bất kỳ đứa trẻ nào khi đến một độ tuổi nhất định sẽ trở nên khó bảo và bướng bỉnh. Các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá, bài viết dưới đây FUNiX xin chia sẻ những cách xử trí trẻ bướng bỉnh hiệu quả để ba mẹ cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử trí trẻ bướng bỉnh hiệu quả

Cách xử trí trẻ bướng bỉnh của ba mẹ sẽ quyết định tính cách của bé sau này. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh để có phương pháp phù hợp nhất.

Trẻ bướng bỉnh là bình thường

Tâm sinh lý của trẻ sẽ có sự thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển. Ví dụ như bé thường có tư tưởng chống đối lúc 3 tuổi, 6 tuổi,… Đây là điều hoàn toàn bình thường, bé có nhận thức về các vấn đề xung quanh như thích, không thích, muốn hay không muốn làm,… 

Theo nghiên cứu khoa học thì những trẻ bướng bỉnh thường thông minh hơn. Tuy vậy, phụ huynh cần định hướng sự “bướng bỉnh” để hình thành thói quen, tính cách tốt cho con. Cách xử trí trẻ bướng bỉnh không khó như cũng cần sự khéo léo. 

cách xử trí trẻ bướng bỉnh
Cách xử trí trẻ bướng bỉnh của ba mẹ sẽ quyết định tính cách của bé sau này

Trẻ thường có xu hướng bắt chước những thứ bé thấy từ người lớn, anh, chị, em, môi trường sống xung quanh. Các thói hư tật xấu rất dễ tác động tới suy nghĩ, hành vi của trẻ. Cho nên, ba mẹ cần làm tấm gương tốt cho trẻ và chú ý đến môi trường mà trẻ tiếp xúc.

Nuông chiều trẻ quá mức 

Ông bà, bố mẹ thường thương con, nuông chiều trẻ quá mức. Điều này đã hình thành những thói xấu của trẻ như ăn vạ, đòi gì được nấy,… Mỗi khi cần thứ gì, trẻ đều khóc hay ăn vạ để đạt được mục đích. Việc yêu thương trẻ không đúng cách sẽ khiến bé không nghe lời, bướng bỉnh.

Gây áp lực, kỳ vọng đến tâm lý của trẻ

Cách xử trí trẻ bướng bỉnh cần dựa trên những nguyên nhân để có kết quả tốt nhất. Việc bố mẹ đặt quá nhiều sự kỳ vọng sẽ gây áp lực tâm lý cho trẻ. Trẻ dần hình thành tâm lý chống đối và phản kháng. Ví dụ ba mẹ muốn con 3 tuổi phải đọc chữ thành thạo. Đây là độ tuổi bé vui chơi, dần tìm hiểu các thứ xung quanh. Việc bắt trẻ học như tiểu học khiến bé chán nản, mệt mỏi. Trải qua thời gian lâu dài, trẻ có hành động phản kháng và không nghe lời.

Không có sự nhất quán trong việc giáo dục trẻ

Quan điểm giáo trẻ có sự khác nhau trong một gia đình nhiều thế hệ. Ông bà thường dạy theo kiểu cổ điển, trong khi ba mẹ lại nuôi dạy theo phương pháp hiện đại. Ngay bên trong sự giáo dục của ba và mẹ cũng có sự khác nhau. Sự thiếu nhất quán trong cách giáo dục khiến trẻ bối rối không biết nghe bên nào. Nhiều khi trẻ tận dụng những mâu thuẫn này để làm nũng, đòi hỏi.

Cách xử trí trẻ bướng bỉnh – học lập trình nằm trong số đó

Có rất nhiều cách xử trí trẻ bướng bỉnh để các bậc phụ huynh tham khảo:

Bình tĩnh và kiên nhẫn với trẻ

Mắng mỏ, quát nạt là những cách xử trí trẻ bướng bỉnh không phù hợp chỉ khiến bé càng cứng đầu hơn. Trẻ bắt chước rất nhanh sẽ học tập những hành động tiêu cực này. Do vậy, ba mẹ cần phải bình tĩnh trước những lỗi của con và kiên nhẫn giải thích đúng sai. Ba mẹ cần kiên trì nhắc đi nhắc lại đối với trẻ dưới 6 tuổi để bé ghi nhớ.

Cách nói chuyện phù hợp với trẻ

Ba mẹ nên sử dụng cách nói chuyện với trẻ nhẹ nhàng, không mang tính ép buộc trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn. Các bậc phụ huynh cũng nên động viên, khích lệ và khen ngợi để trẻ có động lực thay đổi tích cực. 

Phương pháp chiếc ghế suy ngẫm

Đây là một trong những cách xử trí trẻ bướng bỉnh được nhiều bậc cha mẹ trên toàn cầu áp dụng. Nội dung của phương pháp chiếc ghế suy ngẫm như sau:

Khi trẻ mắc lỗi, ba mẹ cho trẻ  ngồi vào chiếc ghế tại một nơi yên tĩnh. Sau đó, ba mẹ yêu cầu trẻ suy nghĩ về những việc bé đã làm. Thời gian ngồi tương ứng với số tuổi của trẻ. Hết thời gian, ba mẹ quay lại trò chuyện với trẻ, phân tích những đúng sai để bé hiểu, xin lỗi và sửa sai. Khi đã giải quyết xong vấn đề, ba mẹ sẽ ôm trẻ và nói yêu trẻ để con không bị tủi thân.

Phương pháp chiếc ghế suy ngẫm giúp bé hình thành thói quen suy ngẫm việc làm của bản thân. Không những vậy, phương pháp này còn gia tăng liên kết tình cảm giữa trẻ và bố mẹ.

Cho trẻ học lập trình 

Học lập trình cũng là cách xử trí trẻ bướng bỉnh, không nghe lời hiệu quả. Những đứa trẻ bướng bỉnh thường thông minh hơn bởi sự phát triển nhận thức. Việc ba mẹ cho trẻ học lập trình sẽ kích thích phát huy tối đa trí não và sự yêu thích, khám phá. Trẻ hiểu và nhận thức tốt hơn, dần cải thiện sự bướng bỉnh, chống đối. 

Trên đây là những cách cách xử trí trẻ bướng bỉnh. Hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh lựa chọn cho con phương pháp hiệu quả nhất.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại