Học khoa học máy tính có khó không? Làm sao biết bản thân có phù hợp?
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
- Con gái học khoa học máy tính có khó không? Review khóa Khoa học máy tính tại FUNiX
Table of Contents
“Học khoa học máy tính có khó không” là thắc mắc của nhiều người khi thấy sinh viên ngành này thường căng thẳng. Thế nhưng, các bạn học sinh và người muốn chuyển ngành đều bị thu hút bởi cơ hội việc và mức lương cao của ngành. Vậy trong bài viết hôm nay, hãy giải mã liệu khoa học máy tính có khó không và làm sao để biết bản thân có phù hợp với ngành bạn nhé.
1. Ngành khoa học máy tính có khó không?
Hầu hết các bạn học sinh ngày nay khi mơ hồ về lựa chọn nghề nghiệp đều sẽ tìm kiếm các ngành có mức lương cao, cơ hội việc làm đa dạng. Một trong số những gợi ý được các bạn cân nhắc sau đó chính là khoa học máy tính.
Thế nhưng, làm việc với máy móc đã khó, huống chi lại là việc nghiên cứu, phát triển máy tính. Và hàng loạt các hot search “khoa học máy tính có khó không”, “khoa học máy tính có dễ không”, “khoa học máy tính áp lực không” được tìm trên mạng mỗi ngày.
Hơn nữa, các sinh viên lựa chọn khoa học máy tính đa số đều là nam và trông họ khá căng thẳng, bận rộn với ngành. Điều này làm những người muốn chuyển ngành và sinh viên khá e ngại và nghĩ học ngành này rất khó.
Câu trả lời đúng nhất là ngành học nào cũng đều khó và cần sự đầu tư nghiêm túc, chăm chỉ trau dồi kiến thức. Ngành khoa học máy tính cũng như vậy, chỉ khác một điều đây là ngành kỹ thuật đặc thù nên sinh viên cần có nền tảng cơ bản khi muốn học.
Bên cạnh sự thích thú, nhiệt huyết thì sinh viên khoa học máy tính cần có một số yếu tố nhất định để trở nên phù hợp với nghề. Từ đó mới duy trì sự đam mê để theo đuổi và trụ vững trong ngành này được.
Nếu bạn đã từng phân vân khoa học máy tính có khó không và không biết bản thân đã phù hợp chưa thì hãy theo dõi tiếp bài viết nhé. Những yếu tố FUNiX đưa ra sẽ giúp riêng bản thân bạn trả lời câu hỏi liệu ngành này có thật sự khó và mình có thể đáp ứng hay không.
>>> Xem thêm bài viết: Ngành khoa học máy tính ra làm nghề gì, học ở đâu tốt nhất 2023
2. Học Khoa học máy tính có khó không?
Với những yếu tố của một nhân lực ngành khoa học máy tính bên dưới, bạn hoàn toàn có thể so sánh mình liệu phù hợp với ngành hay không. Nếu thực sự đam mê, bạn hãy lưu ý cải thiện những yếu tố sau để học khoa học máy tính thuận lợi hơn nhé.
2.1 Khoa học máy tính có khó không – Các môn học nền tảng
Theo đuổi ngành khoa học máy tính không yêu cầu bạn phải giỏi ở tất cả các môn. Thế như, bạn cần tập trung hơn cả cho 3 môn học dưới đây. Nếu đã học tốt các môn ấy thì câu hỏi “khoa học máy tính có khó không?” sẽ dễ thở hơn vài phần.
- Môn tin học: Ngành khoa học máy tính đòi hỏi bạn luôn tiếp xúc với máy tính. Vì thế, bạn cần học, đầu tư và hiểu sâu môn Tin học khi muốn theo đuổi ngành này. Họ Tin học từ sớm cho bạn nền tảng vững chắc hơn và những tư duy nhạy bén trong nghề.
- Môn Toán học: Ngành khoa học máy tính là ngành học khơi dậy tư duy và logic, rèn luyện não bộ. Bất kể phân ngành cơ bản như lập trình web, lập trình game đến phức tạp như trí tuệ nhân tạo, bảo mật thông tin,… đều dựa vào thuật toán và suy luận. Hãy đầu tư môn toán để giúp bạn có bộ óc tài ba theo đuổi ngành này bạn nhé.
- Giỏi ngoại ngữ làm bạn giảm băn khoăn khoa học máy tính có khó không: Đây chính là chìa khóa hội nhập thế giới trong mọi công việc. Với khoa học máy tính, các ngôn ngữ lập trình và hiển thị trong máy tính hay các tài liệu đa số đều ở dạng tiếng anh. Vì vậy hãy học ngoại ngữ ngay khi có thể nhé.
>>> Đọc thêm: Ngành khoa học máy tính: Học gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
2.2 Khoa học máy tính áp lực không – Những kỹ năng cần có
Những kỹ năng dưới đây đều cần thiết cho nhân lực trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, nó quan trọng hơn cả với ngành khoa học máy tính:
- Giải quyết sự cố: Vì làm việc với máy móc nên bạn cần phải trang bị sự chủ động phản ứng với những sự cố. Nếu có thể, hãy tập luyện và kiểm tra khả năng quản trị rủi ro từ ban đầu, hoặc xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhanh chóng.
- Giao tiếp: Dù môi trường làm việc của ngành khoa học máy tính được cho là độc lập, nhưng kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn học hỏi nhiều điều hay để phát triển kỹ năng từ anh chị, đồng nghiệp. Hãy tranh thủ mọi cơ hội cải thiện giao tiếp bạn nhé.
- Năng lực khái quát hóa: Trong khoa học máy tính, bạn vẫn có những công việc phải làm việc với khách hàng. Khi đó, bạn cần khái quát những điều phức tạp thành thông tin đơn giản cho mọi người đều hiểu và đưa ra phương án hành động cho bạn.
- Làm việc nhóm: Có thể thấy, tính chất công việc của ngành cần sự tập trung cao và không ngừng phát triển. Vì vậy, hãy rèn luyện kỹ năng teamwork để biết cách hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu lớn mỗi ngày bạn nhé.
- Thuyết trình: Lập trình viên khoa học máy tính không chỉ tạo ra sản phẩm rồi để đó, mà cần trình bài trước đội, nhóm, công ty. Hơn nữa, trong quá trình học thì các buổi thuyết trình là không thể thiếu. Do đó hãy trang bị ngay từ bây giờ nhé.
>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
3. Chinh phục khoa học máy tính dễ dàng cùng FUNiX
Nếu bạn cảm thấy mình có thể đáp ứng những yếu tố nền tảng trên bằng năng khiếu hay sự rèn luyện, thì sau đó hãy tìm chọn một nơi học chất lượng. FUNiX là một gợi ý tối ưu khi là chương trình học khoa học máy tính trực tuyến thuộc tập đoàn công nghệ FPT.
Với chương trình học khoa học máy tính của FUNiX, trẻ sẽ học dưới hình thức chơi game, trải qua 3 học phần với thời gian trung bình từ 6 tháng – 2 năm tùy theo nhu cầu và năng lực học mỗi trẻ:
- Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
- Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
- Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.
Sau khi kết thúc khóa học, trẻ sẽ được trang bị các kiến thức theo tiêu chuẩn kiến thức khung CSTA K-12 CS của Mỹ – Khung chuẩn quốc tế về Khoa học máy tính được công nhận rộng rãi dành riêng cho học sinh.
Với mô hình đào tạo FUNiX Way hiện đại, chương trình Khoa học máy tính với Python của FUNiX được thiết kế cá nhân hóa, hoàn toàn phù hợp cho trẻ trong giai đoạn từ 11-15 tuổi tiếp cận và phát triển. Việc này không chỉ giúp trẻ mở ra những cơ hội tiềm năng trong tương lai mà còn là cơ sở để nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ từ sớm.
Vừa trên là những thông tin thú vị giúp bạn tự xác định “khoa học máy tính có khó không” với trường hợp của bản thân. Hãy luôn mạnh dạn theo đuổi đam mê và chủ động học hỏi, rèn luyện năng lực mỗi ngày bạn nhé. Trong quá trình chạm đến ngành khoa học máy tính, FUNiX luôn đồng hành cùng bạn!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình khoa học máy tính, hãy tham khảo ngay khóa học tại FUNiX:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính
Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm
Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?
Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
Top 10+ ứng dụng game điện thoại và PC hay nhất mọi thời đại
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)