Founder FUNiX và mơ ước “gọi chim về tổ”
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
“Tôi rất buồn là người giỏi đi hết rồi… Tôi tin Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Khởi nghiệp ở Mỹ rất khó! TS Stanford thì nước họ thiếu gì”, cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam trải lòng.
Những ngày cuối năm, cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam , nay là Phó Chủ tịch ĐH FPT, Chủ tịch ĐH trực tuyến FUNiX chia sẻ bức ảnh về những người bạn của ông hồi hương xây dựng đất nước.
“Cạnh tôi là một kỹ sư hàng không kinh nghiệm tìm được minh chủ mới rời Paris về được 2 tuần. Đối diện là cô gái trẻ học Mỹ, đang khởi nghiệp ngay phố Duy Tân. Đầu kia, một 8x từ Canada Big4, học hỏi môi giới bất động sản với một cựu sinh viên Đức. Đầu bàn này, một 7x đã hồi hương thành nghiệp, chia sẻ những thách thức và cơ hội, cho những cánh chim Việt 9x đang muốn về quê xây tổ ấm”, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ.
Câu chuyện đó, ông lấy nhan đề là “Đàn chim Việt”.
Đây có thể coi như thành quả bước đầu của chương trình “gọi chim về tổ” của cựu CEO FPT . Chương trình này, ông Nam giải thích, là mời những người giỏi về Việt Nam. Về không chỉ vì để xây dựng đất nước, mà về vì ở quê hương có nhiều cơ hội hơn.
“Tôi tin Việt Nam có rất nhiều cơ hội, vì nó có rất rất nhiều vấn đề. Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp… động đâu là có vấn đề đấy! Có quá nhiều cơ hội chứ không chỉ gọi tên cơ hội chung chung là đóng góp cho đất nước. Nhưng những vấn đề ấy chúng ta không giải được, vì chúng ta không có người giỏi”.
“Thực sự mà nói, tôi rất buồn là người giỏi đi hết rồi”, ông Nam giãi bày.
Ông Nam cũng bày tỏ lòng tin rằng: Khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ dễ hơn ở Mỹ hay nhiều nước khác.
“Tôi tin Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Khởi nghiệp ở Mỹ rất khó! Lý do đơn giản là ở nước họ cạnh tranh nhiều hơn. TS Stanford thì nước họ thiếu gì… Còn ở Việt Nam vừa “khởi” là anh em đã đến dùng ầm ầm, thuận lợi hơn là chắc”, ông nói.
“Những doanh nghiệp chủ đạo của Việt Nam đều do những người từng đi học nước ngoài gây dựng lên. Tôi nghĩ mỗi một người giỏi về sẽ giải quyết được một vấn đề. Giải toán phải người giỏi mới giải được. Tập thể không thể giải được, chỉ cá nhân mới giải được thôi. Hiện tại chúng tôi kêu gọi được một số bạn, nhưng vẫn còn ít“.
Liên quan đến việc nhiều người Việt lựa chọn lập nghiệp ở nước ngoài, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – từng chia sẻ: “Ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!”
Thừa nhận về nước đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông Vũ cho rằng cái gì cũng có 2 mặt.
“Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần… 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.
Theo Genk.vn
Bình luận (0
)