Học IT nên chú trọng lý thuyết hay thực hành?
Khi bắt đầt tham gia các khoá học IT, các bạn trẻ có vô số thắc mắc cần được giải đáp, một trong số đó là nên học những môn học nào? Cần đầu tư thời gian học lý thuyết hay thực hành?
- Xtalk 176: Nữ sinh trở thành cử nhân công nghệ sớm nhờ học trực tuyến
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
Học IT để trở thành lập trình viên đang là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động đều gắn với quá trình “chuyển đổi số”.
Tuy nhiên, khi bắt đầu những bước chân đầu tiên đến với ngành IT, các bạn trẻ có vô số thắc mắc cần được giải đáp, một trong số đó là nên học những môn học nào? Cần đầu tư thời gian học lý thuyết hay thực hành?
Tham dự xTalk #137: Làm thế nào để trở thành một lập trình viên giỏi?, học viên Đinh Trung Kiên (chương trình Kỹ thuật phần mềm) – Backend Engineer tại Manabie Việt Nam đã giải đáp các câu hỏi trên.
Theo Kiên, có 3 điều mà người học IT cần lưu ý để có thể bước chân vào ngành một cách tự tin.
Trước hết, nam lập trình viên cho rằng người học cần bắt đầu với các môn học về Khoa học máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Với môn học này, những người mới sẽ cảm thấy khá khó khăn để chinh phục, tuy nhiên những kiến thức này lại giúp lập trình viên xử lý công việc dễ dàng hơn khi ra môi trường thực tế, thậm chí có thể giải quyết các vấn đề chuyên sâu về lập trình. Tại FUNiX, các môn học Khoa học máy tính và Cấu trúc dữ liệu và giải thuật đều được biên soạn rất chi tiết với nguồn học liệu uy tín, chuẩn đầu ra rõ ràng và lộ trình khoa học. “Những kiến thức liên quan đến khoa học máy tính là vô cùng cần thiết” – Kiên khẳng định.
Bên cạnh đó, nam lập trình viên cho rằng để tham gia vào ngành IT, học viên cần hiểu rõ ngôn ngữ, định nghĩa, khái niệm của từng môn học, từng chủ đề lập trình. “Tại FUNiX, có cả 2 phần lý thuyết và thực hành, một số môn được biên soạn lý thuyết rất kỹ như Java hay Web. Thường mọi người sẽ cảm thấy chán khi học lý thuyết vì chưa hiểu được những khái niệm, định nghĩa chúng ta cần học để làm gì. Tất cả đều có lý do. Sau này khi làm sâu hơn, có những thứ liên quan trực tiếp đến khái niệm đã học. Khi đó chỉ cần lướt qua chúng ta sẽ hiểu chúng ta cần làm gì” – Kiên cho hay.
Đối với việc học ngôn ngữ lập trình, lập trình viên Đinh Trung Kiên cho biết khi tìm hiểu một ngôn ngữm không chỉ đơn thuần biết sử dụng mà nên hiểu sâu về ngôn ngữ đó, chẳng hạn như Java, nên tập trung đi vào bản chất, cốt lõi của nó như được dùng để làm gì, phổ biến trong lĩnh vực nào, cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngôn ngữ này ra sao và tương lai của nó sẽ như thế nào.
Khi đi làm trong môi trường thực tế, lập trình viên sẽ gặp nhiều tình huống phức tạp, Kiên cho rằng: “Yếu tố quyết định một lập trình viên có khả năng xử lý vấn đề hay không chính nằm ở kiến thức lý thuyết cơ bản nhất, khả năng tự học và giải quyết vấn đề dựa trên những gì đi học”.
Ngoài ra, để trở thành một lập trình viên giỏi, học viên cũng nên tìm hiểu một số kiến thức liên quan gián tiếp đến quy trình phát triển phần mềm như: Kiểm thử, Bảo mật và Vận hành. “Những môn học này giúp mang đến cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn về một sản phẩm phần mềm” – nam lập trình viên cho hay.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn học tập khác nhau cho người mới bắt đầu tham gia lĩnh vực IT, tuy nhiên, FUNiX tự tin là môi trường đào tạo bài bản, chuyên sâu cả về lý thuyết và thực hành, giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp công nghệ thông tin của mỗi học viên.
Minh Tiến
>> Học lập trình để làm gì? Lộ trình học lập trình cơ bản
>> Bạn có nên học lập trình game trong năm 2023 hay không?
>> Làm sao để học lập trình tốt? Phương pháp giúp bạn lập trình viên giỏi
Bình luận (0
)