Làm thế nào để chọn một thiết bị theo dõi sức khoẻ phù hợp?
Table of Contents
Các thiết bị theo dõi sức khoẻ đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Phổ biến nhất phải kể đến Apple watch, Galaxy watch hay Xiaomi watch,… những đồng hồ đeo tay thông minh có giá cả khá phải chăng và có nhiều tính năng liên quan đến sức khoẻ người dùng như: cảm biến nhịp tim, đo bước chân và theo dõi các chuyển động vật lý, đo áp suất không khí, định vị,…
Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn băn khoăn nên chọn các thiết bị theo dõi sức khoẻ theo các tiêu chí nào, hãy cùng điểm qua 6 lưu ý dưới đây để lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
1. Phong cách
Ngày nay, các thiết bị theo dõi sức khoẻ rất đa dạng về mẫu mã, do đó, hãy đảm bảo rằng các sản phẩm này phù hợp với hình thức, phong cách của bạn. Các thiết bị hiện có màu sắc và chất liệu khác nhau như dây silicone, dây cao su, nilon… một số thiết bị còn đính kèm dây đeo để có thể thay thế hoặc các phụ kiện khác để nâng cao sức hấp dẫn về mặt thời trang.
Bên cạnh đó, các phụ kiện để vảo vệ sản phẩm như bao da, cường lực, tấm chắn, cũng là một khía cạnh quan trọng cần tính đến. Hãy chọn cho mình một trang phục phù hợp để phối với các thiết bị, chắc chắn bạn sẽ trở nên đầy hấp dẫn trong mắt những người xung quanh.
2. Khả năng hiển thị
Một số máy theo dõi sức khoẻ không có màn hình tích hợp, cách duy nhất để xem dữ liệu mà thiết bị này thu thập được là kết nối với máy tính hoặc điện thoại thông minh. Do đó, cần lưu ý khi lựa chọn nếu bạn muốn nhìn được các chỉ số. Trên màn hình kỹ thuật số, các chỉ số đo được sẽ hiển thị một cách chi tiết theo thời gian thực, bao gồm biểu đồ tiến trình, số bước chân di chuyển, số km, nhịp tim,… điều này vô cùng quan trọng đối với những người tập luyện thể thao với cường độ cao.
Mặt khác, một số thiết bị có thể bị mắc lỗi như chỉ hiển thị số, chỉ hiển thị ký hiệu, không phản hồi hoặc thông báo,… Mỗi sản phẩm theo dõi sức khoẻ hiện nay thường tích hợp nhiều ứng dụng và các ứng dụng này cũng cần được hiển thị trên màn hình. Ngoài ra, nếu là người thường xuyên hoạt động ngoài trời, hãy thử kiểm tra về khả năng hiển thị dứoi ánh sáng ban ngày để xem chúng có hiển thị tốt và mắt bạn có thể tiếp nhận các thông tin trên màn hình hay không.
3. Khả năng tương thích
Chọn ứng dụng phù hợp để kết nối với các thiết bị hiện tại của bạn là điều cần thiết vì hầu hết các thiết bị đều kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính thông qua các ứng dụng. Chỉ các thiết bị iOS của Apple mới có thể đồng bộ hóa với các thiết bị theo dõi sức khoẻ của Apple, trong khi các thiết bị Android có thể kết nối với các thiết bị khác.
4. Độ chính xác
Thiết bị theo dõi chứa nhiều loại cảm biến và công nghệ và không phải sản phẩm nào cũng được tạo ra giống nhau. Do đó, các thiết bị sẽ có những sai số nhất định. Bên cạnh đó, các thiết bị chuyên môn về một hoạt động, một bộ phận trên cơ thể, một nhiệm vụ nhất định sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn so với các thiết bị đa chức năng.
5. Tuổi thọ của pin
Khả năng theo dõi hoạt động thể dục của các thiết bị theo dõi thường bị hạn chế bởi thời lượng pin. Tuỳ thuộc vào loại pin, thiết bị và các tính năng, thời lượng pin của các thiết bị theo dõi có thể dao động từ một ngày đến vài tháng. Ngoài ra, màn hình cảm ứng có âm thanh, độ rung, nhiều cảm biến, nhiều ứng dụng… có thể tốn nhiều pin hơn.
Tuy nhiên, để khách hàng đánh giá được tuổi thọ của pin là điều rất khó khăn vì sự phức tạp của pin, kích thước và chức năng của thiết bị theo dõi. Để tìm hiểu về thông tin này, bạn có thể đọc nhãn sản phẩm. Hầu hết các thiết bị theo dõi sẽ cho biết chúng có thể đeo liên tục trong bao nhiêu lâu sau một lần sạc. Và do đó, cũng đừng quên hệ thống sạc. Lựa chọn của bạn có thể bị ảnh hưởng khi biết các phương thức sạc pin của thiết bị (chẳng hạn như ổ cắm, bộ sạc USB, bộ chuyển đổi A/C).
6. Khả năng chống nước
Trong quá trình sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh, hầu hết các sản phẩm thường không hoà hợp với nước. Do đó, khi quyết định mua một thiết bị, hãy suy nghĩ xem bạn có thường xuyên để chúng tiếp xúc với nước hay không. Ví dụ, khi tập luyện, nhiều người sẽ chọn cách bơi vài vòng để kết thúc một buổi tập hay những người có thể trạng ra nhiều mồ hôi, có thể sẽ làm hỏng các thiết bị. Hiện nay, một số sản phẩm có thể đeo được dưới nước nhưng một số sản phẩm chỉ có khả năng “chống nước”, nói cách khác chúng chỉ có khả năng chịu những lực nước nhẹ khi bạn rửa tay hay mồ hôi khi tập luyện.
Do đó, hãy tham khảo kỹ càng các tiêu chí trên để lựa chọn cho mình một thiết bị theo dõi sức khoẻ phù hợp.
Minh Tiến
(tham khảo: https://roboticsbiz.com/how-to-choose-the-best-fitness-tracker-for-you/)
>>>> Xem thêm một số bài viết tại đây:
- Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khiến lập trình viên thất nghiệp?
- 5 Robot AI giống người thật nhất thời đại
- Tương lai trí tuệ nhân tạo AI trong kỷ nguyên số
- Sức hút từ lĩnh vực AI – Trí tuệ nhân tạo với người Việt trẻ
Bình luận (0
)