Nữ sinh lớp 12 đam mê lập trình
Đang là học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie và sẵn sàng trở thành sinh viên khoa Tài chính Ngân hàng chương trình Cử nhân Quốc tế của ĐH Kinh tế Quốc Dân, Nguyễn Phương Linh (sinh năm 2003, Hà Nội) còn theo học FUNiX vì đam mê công nghệ thông tin.
- Nữ giới theo nghề IT có “thua thiệt” hơn nam giới?
- Những học viên nhí gây bất ngờ trong Lễ Khai giảng của FUNiX
- Cậu bé 12 tuổi học trực tuyến mơ thành lập trình viên
- Nhóm học sinh lớp 12 tại Hà Nội ứng dụng AI làm sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid 19
- Sinh viên trực tuyến xây dựng phần mềm hỗ trợ chụp và sử dụng MRI
Phương Linh cho biết, cô hứng thú với lập trình vì chơi thân với một người bạn rất giỏi lập trình nhờ khả năng tự học. Cảm thấy lĩnh vực này thú vị, Linh cũng mày mò tham gia câu lạc bộ lập trình. Tuy nhiên kết quả tự học không được như mong đợi, Linh muốn tìm cách học bài bản hơn. Thật tình cờ, mẹ của Linh biết đến FUNiX và giới thiệu luôn cho con gái.
“Mẹ khuyên em nên theo CNTT vì ngành này nhiều tiềm năng, cơ hội việc làm cao và được trọng dụng. Còn em thích FUNiX vì được học online rất tự do, lại có các chương trình học bổng” – Linh vui vẻ cho biết.
Theo học FUNiX từ tháng 8 năm 2019, hiện tại, Linh đã học đến Chứng chỉ Lập trình mobile của FUNiX.
“Kiến thức IT của mình tăng lên đáng kể vì được học bài bản, và được tiếp xúc trao đổi thường xuyên với các mentor. Bên cạnh đó, FUNiX cho mình những người bạn tuyệt vời và giỏi giang. Mình cũng được tham gia nhiều hoạt động thú vị như các sự kiện xDay của FUNiX, tham gia nhiều chương trình giao lưu công nghệ chất lượng.” – Linh chia sẻ.
Hai năm liên tiếp, Phương Linh cùng nhóm bạn học CNTT tại FUNiX tham gia cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon. Đều là học sinh lứa tuổi trung học phổ thông, các bạn vẫn tự tin đua tài cùng các anh chị sinh viên đang học các trường Đại học, Cao đẳng của khối giáo dục FPT, và giành giải ba chung cuộc trong mùa thi 2019-2020.
Năm nay, Linh góp sức cho đội của mình với ý tưởng “Sử dụng AI để xác định và phân loại độ chính xác của các loại ống thông vào nội tạng dựa vào ảnh X- quang do các bác sĩ cung cấp”. Để chuẩn bị cho cuộc thi, Linh và đồng đội phải tìm hiểu nhiều về ngôn ngữ lập trình Python, kiến thức về AI, Data Science… Linh phụ trách tìm số liệu và thuyết trình về sản phẩm.
Nắm bắt cơ hội, Linh chú ý học hỏi nhiều hơn. Cô bạn luôn tự nhủ mình phải nỗ lực nhiều hơn để có thể đóng góp vào thành công cho cả nhóm. “Cuộc thi giúp em học hỏi được nhiều điều ngoài kỹ năng lập trình như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình.” – Linh cho hay.
Vừa học chính khóa, vừa học trực tuyến công nghệ, Phương Linh cho rằng thử thách nhất chính là khả năng tự học, vượt qua sức ì của bản thân hoặc những lúc lười biếng để đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra.
“Chương trình có nhiều kiến thức mới đòi hỏi em phải tự tìm hiểu, nghiên cứu qua nhiều nguồn khác nhau nên hơi vất vả. Đổi lại, em biết cách đặt câu hỏi, cách tìm kiếm và chắt lọc thông tin, tiếp thu kiến thức cũng tốt hơn” – Linh nhận xét.
Điều mà Linh thấy thú vị nhất ở FUNiX là sinh viên lẫn mentor giỏi, nhiệt tình, thân thiện. Nữ sinh lớp 12 cũng cố gắng tận dụng những nguồn lực và cơ hội ở FUNIX để phát triển bản thân. Ngay từ khi còn đang học chứng chỉ đầu tiên, Linh cũng đã mạnh dạn tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp do FUNiX bảo trợ.
“Em đã đi thực tập 3 tháng ở công ty VietIS. Thời gian đó em được học sâu hơn về các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, Nodejs; được làm quen với môi trường công sở rất vui và thú vị” – Linh hào hứng kể.
Nhờ thực tập tại công ty, Linh mới thấy đời sống công sở tại công ty công nghệ khá cởi mở, gần gũi, nơi bạn có thể được thoải mái trò chuyện, thậm chí “cà khịa” sếp, hay được trao đổi rất bình đẳng với những đồng nghiệp hơn mình cả về tuổi tác lẫn trình độ… Cô bé thầm nhủ sẽ gắn bó dài lâu với FUNiX, nỗ lực học tập sớm hoàn thành chương trình học để có thể đi làm, trải nghiệm nhiều hơn về đời sống của một lập trình viên.
Quỳnh Anh – Vân Nguyễn
Bình luận (0
)