3 cách giúp dân lập trình vượt qua những áp lực trong nghề

3 cách giúp dân lập trình vượt áp lực trong nghề

Chia sẻ kiến thức 31/01/2022

Nghề nào cũng có những khó khăn và áp lực, lập trình viên cũng không ngoại lệ. Nhưng chỉ có người làm trong ngành mới thấu hiểu được hết những vất vả đó! 

Ngành nghề nào cũng có lúc gặp áp lực, chúng thách thức bản lĩnh của mỗi lập trình viên. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối diện để vượt qua những áp lực trong nghề.

Là một ngành nghề nhiều triển vọng nhưng lập trình viên thường phải đối diện với rất nhiều áp lực. Làm thế nào để dân lập trình vượt qua những áp lực này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hòa đồng – sẵn sàng trao đổi với cấp trên, đồng nghiệp

dân lập trình
Có nhiều cách giúp dân lập trình vượt qua những áp lực trong nghề

Để nhận diện những áp lực trong nghề lập trình, thì có thể nói đây là một ngành nghề có áp lực khá lớn. Nếu ai làm việc trong ngành này dễ dàng nhận diện được khó khă mỗi ngày. Áp lực từ công việc, dự án có thể đến từ chính đồng nghiệp hay có quan điểm mâu thuẫn, khó khăn khi trao đổi, thảo luận, hay từ người sếp luôn đặt kỳ vọng vào bạn hoặc đôi khi đưa ra những yêu cầu quá cao…

Nếu bạn không biết cách xử lý các mâu thuẫn, áp lực ngày càng căng thẳng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Thay vì im lặng, hãy tìm cách hóa giải các vấn đề này như: Hòa đồng chia sẻ vấn đề của chính mình, đưa ra nhóm để đề xuất phương án giải quyết; chia sẻ với sếp và bộc bạch các nhu cầu, mong muốn của bạn một cách chân thành…

Có thể ban đầu bạn sẽ thấy khó khăn, nhưng đừng lo lắng quá vì điều mà bạn hướng đến cuối cùng vẫn là chất lượng công việc. Sự im lặng và thỏa hiệp trong ấm ức không bao giờ giúp mọi thứ tiến bộ mà chỉ làm cho mọi chuyện tệ đi. Bởi vậy, những nỗ lực để giải quyết mâu thuẫn, áp lực chung của bạn là đáng ghi nhận và nên làm càng sớm càng tốt. Tất nhiên, bạn cũng cần suy xét bản thân, những đóng góp và trách nhiệm của mình trước tiên để đảm bảo sự khách quan.

Học tập, phát triển kiến thức công nghệ giúp hóa giải áp lực nghề lập trình

Cùng với sự phát triển của công nghệ, bạn sẽ phải đối diện với áp lực của việc học hỏi, nâng cao kiến thức nếu không muốn mình bị lạc hậu, bị bỏ lại phía sau hay là kém cỏi hơn so với các đồng nghiệp, đàn anh và thậm chí cả những thế hệ đi sau.

Vì vậy, học tập là chìa khóa giúp bạn vượt qua áp lực này: Học từ sách vở, đồng nghiệp, từ dự án, từ cấp trên; học các khóa học online cho phép bạn không bị ảnh hưởng tới công việc và thời gian cố định; học các cuốn sách mới ra, tự mày mò, nghiên cứu và chia sẻ lại với đồng nghiệp. Từ đó, bạn sẽ tăng level, tự tin và dễ dàng đối phó với những vấn đề phát sinh.

Tinh thần ham học hỏi cũng giúp bạn trẻ trung hơn, thoải mái hơn ở nơi làm việc, nhất là trong môi trường IT đầy cạnh tranh. Trên hết cả, nếu bạn có niềm đam mê dành cho lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, thì việc học hỏi không còn là gánh nặng, đó sẽ là niềm vui, là cảm hứng, thậm chí là cội nguồn cho những ý tưởng mới, những giải pháp mới trong công việc của chính bạn.

Tạo cho mình khoảng thời gian thư giãn riêng tư

Để đối mặt với những áp lực công việc, có lẽ điều bạn cần làm là giữ cho tâm trạng bình tĩnh, thoải mái,  và thiết lập mục tiêu sự nghiệp cũng như từng bước vượt qua áp lực trong nghề lập trình.

Hãy tạo cho mình khoảng thời gian thư giãn nhất định, bạn sẽ thấy tâm trí dễ chịu hơn, đủ năng lượng để đối phó với các áp lực hàng ngày.

Thời gian thư giãn là lúc bạn không vướng víu công việc, không nghĩ suy về bug, về lương, về mâu thuẫn công sở, về khách hàng… Hãy gạt đi tất cả trong vài phút để tâm trí được nghỉ ngơi.

Có nhiều cách thư giãn cho dân lập trình như: Nghe nhạc, chơi game, du lịch… Hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, tươi mới. Không nên đóng khung mình vào công việc và deadline quá nặng nề bởi rất có thể bạn không những không giải quyết tốt công việc mà còn rơi vào tình trạng kiệt sức nữa.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại