5 tác hại khi sử dụng phần mềm không bản quyền

5 tác hại khi sử dụng phần mềm không bản quyền

Chia sẻ kiến thức 05/05/2022

Bạn muốn tìm hiểu sâu những hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng phần mềm không bản quyền? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết và chính xác nhất.

1. Bản quyền là gì?

Trước khi tìm hiểu về bản quyền phần mềm, hãy xác định bản quyền là gì? Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả. Dựa vào Luật Sở hữu trí tuệ, bản quyền là một thuật ngữ nhằm mô tả quyền của tác giả, người sở hữu một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, một sáng chế, bí mật kinh doanh hoặc một giống vật nuôi, cây trồng nào đó…

Các sản phẩm thuộc phạm vi bản quyền có thể là một bài báo, cuốn sách, một bản nhạc, bức tranh. Nó có thể là một chương trình quảng cáo, một chương trình máy tính, một thiết kế thời trang. Hoặc cũng có thể là một phần mềm…

Phần mềm không bản quyền
Bản quyền là một thuật ngữ nhằm mô tả quyền của tác giả.

Nhắc tới vấn đề bản quyền thì không thể không nhắc đến hai khái niệm: 

  • Copyright (bản quyền) 
  • Copyleft (Bản sao được phép dùng).

Đối với những quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, dạng một dạng cấp phép có thể dùng để thay đổi bản quyền những sản phẩm thuộc phạm vi bản quyền trên được gọi là Copyleft. 

Dạng giấy phép này có nguồn gốc từ giấy phép công cộng GNU. Và Copyleft là một cách viết chơi chữ đúp từ Copyright nhằm những mục đích tránh vấn đề bản quyền.

Vậy giữa Copyright (bản quyền) và Copyleft (Bản sao được phép dùng) khác biệt nhau như thế nào?

Copyright

(bản quyền)

Copyleft 

(Bản sao được phép dùng)

Cấm sao chép, cấm chỉnh sửa, cấm phân phối

Tự do sao chép, tự do chỉnh sửa và phân phối

Mục đích thương mại là chính

Miễn phí sử dụng

Độc quyền

Không độc quyền

Có ý nghĩa pháp lý

Không mang ý nghĩa pháp lý

Để biết thêm những thông tin chi tiết hơn, có thể dựa vào Luật sở hữu trí tuệ để rõ về bản quyền.

2. Bản quyền phần mềm là gì?

Bản quyền phần mềm được hiểu là quyền sử dụng đối với phần mềm đó một cách chính đáng, hợp pháp. Nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền đồng nghĩa với việc xâm phạm quyền tác giả. Và chính vì thế sẽ bị xử lý theo luật xâm phạm quyền tác giả quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Vậy phần mềm không bản quyền là gì? Đó là phần mềm đã bị crack, hay gọi là “bẻ khóa”. Phần mềm này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, sử dụng tương tự như phần mềm bản quyền. Tuy nhiên sẽ có một số tính năng bị hạn chế và chắc chắn sẽ gây ra những tác hại khó lường.

Sử dụng phần mềm không bản quyền sẽ bị xử lý theo luật xâm phạm quyền tác giả quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ
Sử dụng phần mềm không bản quyền sẽ bị xử lý theo luật xâm phạm quyền tác giả quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

3. Những tác hại khi sử dụng phần mềm không bản quyền?

  • Thứ nhất: Vi phạm pháp luật. 

Như đã phân tích ở trên, sử dụng phần mềm không bản quyền là vi phạm quyền tác giả. Chính vì thế, khi sử dụng phần mềm “lậu” sẽ bị phạt hành chính. Tùy vào từng phần mềm, từng chủ sở hữu và thiệt hại gây ra đối với chủ sở hữu mà mức độ xử phạt sẽ khác nhau.

  • Thứ hai: Nguy cơ bị Malware.

Nguy cơ bị tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách lây nhiễm mã độc là rất cao. Sử dụng phần mềm “không chính chủ” còn có thể lây nhiễm virus, gây hại cho máy tính của bạn. 

  • Thứ ba: Thiếu các chức năng quan trọng.

Dù có rất nhiều tính năng giống phần mềm bản quyền. Tuy nhiên, do bị bẻ khóa nên một số tình năng không được cập nhật đầy đủ, nhất là những tính năng mới. Vì vậy, phần mềm này nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Hơn nữa còn không vá lỗi kịp thời như mong muốn.

  • Thứ tư: Không được hưởng bảo hành.

Chính vì sử dụng phần mềm không được sự đồng ý của chính chủ (người sản xuất/ nhà sản xuất) nên những sản phẩm bị lỗi sẽ không được hưởng quyền lợi đền bù, sửa chữa. Cũng đồng thời không có các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tư vấn trong quá trình sử dụng. Từ đó gây ra thiệt hại hoặc khó khăn trong quá trình sử dụng.

  • Thứ năm: Tiêu diệt chất xám.

Để tạo ra một phần mềm là cả quá trình sáng tạo. Sử dụng thường xuyên các phần mềm lậu sẽ tạo nên thói quen xấu. Từ đó giết chết ý tưởng, chất xám của người sản xuất, nhà sản xuất. Đặc biệt gây ra thiệt hại rất lớn đều tài chính của đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm.

Tóm lại, tác hại của phần mềm này gây ra tác hại rất nghiêm trọng. Dù tiết kiệm chi phí nhưng phải lưu ý những tác hại để tránh những hậu quả khó lường gây ra.

Nguy cơ bị tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân là rất cao
Nguy cơ bị tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân là rất cao.

Trên đây là những thông tin về phần mềm bản quyền và những tác hại khó lường khi sử dụng phần mềm không bản quyền. Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn chính xác về phần mềm bản quyền và phần mềm không bản quyền. Đồng thời tránh được những sự cố đáng tiếc khi sử dụng phần mềm không bản quyền.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!