Bí mật phía sau 10 cái tên ngôn ngữ lập trình phổ biến

Bí mật phía sau 10 cái tên ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ kiến thức 21/11/2021

Qua 10 cái tên ngôn ngữ lập trình trên, ẩn chứa phía sau là những câu chuyện khá thú vị. Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều ngôn ngữ lập trình hiện có được phát triển lên những phiên bản tốt hơn. Theo đó, số lượng các lập trình viên cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt.

Tên ngôn ngữ lập trình thường được đặt theo tính chất, đặc trưng công thức hoặc viết tắt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tên nào cũng như vậy, có những cái tên chứa đựng những nguồn cảm hứng bất tận phía sau. 

Python

Python là ngôn ngữ lập trình được Guido van Rossum tạo ra cuối những năm 1980 và phổ biến năm 1991. Ông đã tạo ra Python dựa trên nền tảng ngôn ngữ lập trình ABC. Thực ra đây chỉ là một sở thích trong kỳ giáng sinh rảnh rỗi của Rossum. 

Sau khi xem xong chương trình nhóm hài người Anh – Monty Python ông đã tìm ra cái tên cho ngôn ngữ lập trình của mình. Python dùng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động và tạo kiểu động. Do vậy, nó giống như Scheme, Smalltalk, Perl, Ruby, Tcl được phát triển trong dự án mã mở, do Python Software Foundation quản lý.

Java 

Java là một ngôn ngữ lập trình được phát triển từ dự án Green Sun đầu những năm 90. Người sáng lập Java là James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems. Tên ngôn ngữ lập trình ban đầu của Java là Oak vì loài cây này được trồng nhiều bên ngoài cơ quan của ông Gosling. 

tên ngôn ngữ lập trình
Logo của ngôn ngữ lập trình Java là hình cốc Cafe  đang bốc khói

 

Sau đó do cái tên Oak đã bị đăng ký nhãn hiệu nên các nhà phát triển đã đưa ra hàng loạt cái tên thay thế gồm: Silk, DNA và Java. Cuối cùng mọi người thống nhất lấy tên Java, lấy cảm hứng từ món đồ uống cafe Peet được các kĩ sư Sun  yêu thích.

Forth

Ngôn ngữ lập trình Forth được ra đời những năm 1960 bởi Charles Moore. Ông làm việc cho Mohasco – công ty dụng cụ nhà ở, sở hữu máy tính mini IBM 1130 dùng để thiết kế thảm. Khi chạy chương trình đồ họa ông không thể sử dụng FORTRAN nên đã phát triển Forth. Tên ngôn ngữ lập trình lúc đầu là Fourth chỉ ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ 4. Sau đó 1130 chỉ cho phép lưu tên tập 5 ký tự và Forth được ra đời.

Perl

Perl được đánh giá là con dao đa năng Swiss-Army chainsaw nhờ sức mạnh và tính linh hoạt. Perl được tạo ra cuối những năm 1980 bởi Larry Wall. Ông muốn đặt một cái tên ngắn với ý nghĩa tích cực cho ngôn ngữ lập trình này. Mới đầu ông đặt theo tên vợ – Gloria, sau chuyển thành Pearl.

Trước ngày phiên bản chính thức ra đời, ông thấy trùng lặp với các tên PEARL Process and Experiment Automation Realtime Language. Larry Wall quyết định bỏ chữ A với tên ngắn gọn là Perl. O’Reilly Media đã đưa hình ảnh con lạc đà trên bìa cuốn sách Programming Perl. Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng của ngôn ngữ Perl.

Lua

Lua được đặt theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là mặt trăng. Lua được phát triển từ hệ thống các API và C theo kiểu đơn giản hóa. Đồng thời, dựa trên hai ngôn ngữ được phát triển trước đó là  DEL và SOL. Lua được sáng lập bởi nhóm TeCGraf từ khoa Đồ họa máy tính của Đại học Rio de Janeiro- Brazil vào năm 1993. 

Smalltalk

Smalltalk là ngôn ngữ lập trình kiểu dữ liệu động được phát triển tại Trung tâm PARC đầu năm 1970. Smalltalk chịu ảnh hưởng nhiều từ Python, Java và Ruby. Smalltalk được phát triển bởi nhiều tác giả qua nhiều thời kỳ khác nhau. Trong đó nổi danh các tác giả chính gồm: Dan Ingalls, Adele Goldberg, Alan Kay, Ted Kaehler, Scott Wallace. Tên của ngôn ngữ này đơn giản với kì vọng không quá bị giới hạn.

Ruby

Ruby được phát triển bởi Yukihiro Matsumoto năm 1993. Người sáng lập muốn có một cái tên bền vững, sáng chói như những viên đá quý. Theo Matsumoto thì cái tên còn tượng trưng cho ngày sinh của Ishitsuka. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho tháng 7 kế tiếp của ngọc trai Pearl là tháng 6. Ruby là sự thay thế chứ không phải là sự kế nhiệm.

Logo ngôn ngữ lập trình Ruby

Scheme

Cuối những năm 1950, John McCarthy của đại học MIT đã phát triển một trong những ngôn ngữ lập trình cấp cao đầu tiên Lisp. Theo thời gian, một số phương ngữ khác nhau của Lisp ra đời là Planner và Conniver. Gerald Jay Sussman và Guy Steele đã phát triển biến thể mới của Lisp và đặt tên là Schemer năm 1975. Tuy vậy, ngôn ngữ chạy trên hệ điều hành MIT là ITS bị giới hạn về ký tự nên Schemer được đổi thành Scheme.

Scala

Scala được thiết kế từ năm 2001 tại EPFL bởi Martin Odersky. Scala là một ngôn ngữ lập trình tích hợp các tính năng của hướng đối tượng. Scala được viết để có thể biên dịch thành Java bytecode. Cái tên Scala được lựa chọn bởi 2 lý do. Một là sự kết hợp mở rộng mạng LAN. Hai theo nghĩa tiếng Ý, scala có nghĩa là cầu thang hoặc bậc thang, giúp người dùng vươn tới ngôn ngữ lập trình tốt đẹp hơn.

Scratch

Scratch được phát triển bởi một nhóm tại MIT Media Lab năm 2003. Đây là một ngôn ngữ lập trình giảng dạy tạo ra các câu chuyện, phim, trò chơi, nhạc. Scratch còn được dùng như một công cụ để làm ra trò chơi Stencyl. Tên gọi của ngôn ngữ này bắt nguồn từ kỹ thuật pha trộn âm thanh scratching của DJ hip-hop.

Qua 10 cái tên ngôn ngữ lập trình trên, ẩn chứa phía sau là những câu chuyện khá thú vị. Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều ngôn ngữ lập trình hiện có được phát triển lên những phiên bản tốt hơn. Theo đó, số lượng các lập trình viên cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!