Lập trình PLC đèn giao thông? Đặc điểm của lập trình PLC đèn giao thông

Lập trình PLC đèn giao thông là gì? Đặc điểm của lập trình PLC đèn giao thông

Chia sẻ kiến thức 12/09/2023

Lập trình PLC đèn giao thông là ngành học phổ biến trong lĩnh vực vận tải. Việc phát triển các thiết bị có lập trình PLC tín hiệu đèn đã giúp cho giao thông di chuyển an toàn hơn. Vậy ngành lập trình PLC này là gì? Nó có đặc điểm và cách vận hành như thế nào? Hãy cùng với FUNiX giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

Lập trình PLC đèn giao thông là gì? Đặc điểm của lập trình PLC đèn giao thông
Lập trình PLC đèn giao thông là gì? Đặc điểm của lập trình PLC đèn giao thông (Nguồn ảnh: internet)

1. Tìm hiểu về lập trình PLC đèn giao thông

Với sự gia tăng lượng lớn phương tiện giao thông, tình trạng tắc nghẽn đã diễn ra ở một số nơi. Để giải quyết vấn đề này, ngành lập trình PLC đèn giao thông đã ra đời. 

1.1. Lập trình PLC đèn giao thông là gì?

Lập trình PLC là chuyên ngành về những thiết bị điều khiển được lập trình sẵn. Những thiết bị này phát tín hiệu chỉ dẫn cho giao thông lưu hành trong từng khu vực cụ thể. Theo đó, lập trình PLC đèn giao thông giúp cho phương tiện đi lại an toàn mà không cần sự chỉ dẫn của con người.

1.2. Một số đặc điểm của lập trình PLC đèn giao thông

Nhìn chung ngành lập trình PLC đèn giao thông sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Có thể dễ dàng thay đổi được chương trình phần mềm theo ý muốn.
  • Lập trình luôn thực hiện được những thuật toán phức tạp.
  • Lập trình PLC có độ chính xác cao.
  • Phần mềm lập trình PLC đèn giao thông có cấu trúc dạng module. Cấu trúc này cho phép người thực hiện dễ dàng thay thế và mở rộng các chức năng khác.
  • Thiết bị bao gồm mạch điện gọn, nhẹ và dễ sửa chữa cũng như bảo quản.
  • Khả năng PLC chống nhiễu cực tốt. Thiết bị hoàn toàn có đủ độ tin cậy trong môi trường làm việc.
  • PLC giao tiếp được với các thiết bị, mạng lưới thông minh khác như: Máy tính, hệ thống mạng truyền thông,…

>>Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình Python và những điều cần biết cho người mới

2. Cấu trúc thường có của lập trình PLC đèn giao thông

(Nguồn ảnh: internet)

Phần mềm lập trình PLC đèn giao thông cơ bản sẽ gồm các bộ phận:

  • Bộ nhớ chương trình RAM, ROM bên trong phần mềm PLC.
  • Bộ nhớ chương trình EPROM bên ngoài.
  • Bộ xử lý trung tâm CPU dùng để kết nối với phần mềm lập trình PLC.
  • Các module nguồn vào, nguồn ra và 3 thiết bị đèn đỏ, xanh, vàng.

Với phần mềm lập trình PLC đèn giao thông hoàn chỉnh thì sẽ có thêm đơn vị lập trình tay hoặc máy tính. Các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ bộ nhớ RAM để chứa đủ chương trình hoàn thiện. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị bằng tay thì RAM sẽ là loại CMOS có sẵn pin dự phòng. 

Sau khi chương trình được kiểm tra và sẵn sàng đưa vào sử dụng thì nó mới được chuyển sang PLC. Các đơn bị lập trình sẽ kết nối với PLC qua cổng RS422, RS485 và RS232.

>>Xem thêm: 6 Bước để trở thành một back-end developer thành công

3. Nguyên lý hoạt động của lập trình PLC đèn giao thông

Nguyên lý hoạt động của lập trình PLC đèn giao thông
Nguyên lý hoạt động của lập trình PLC đèn giao thông (Nguồn ảnh: internet)

Lập trình PLC đèn giao thông sẽ có nguyên lý vận hành như sau:

  • Bộ xử lý trung tâm CPU sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều khiển các hoạt động bên trong PLC.
  • Bộ xử lý sẽ rà soát, đọc và kiểm tra những chương trình được chứa đựng trong bộ nhớ. Sau đó bộ xử lý sẽ thực hiện từng lệnh theo thứ tự trong chương trình, đóng hoặc ngắt đầu ra.
  • Các ngõ ra sẽ truyền trạng thái đến các thiết bị có liên kết và thực thi. Toàn bộ những hành động thực thi đó đều sẽ dựa trên chương trình gốc điều khiển được chứa trong bộ nhớ.

Hệ thống Bus (hệ thống có đường tín hiệu song song) trong lập trình PLC sẽ dùng để truyền tín hiệu:

  • Data Bus: Là Bus sử dụng cho việc truyền dữ liệu.
  • Address Bus: Là Bus địa chỉ đảm nhận việc truyền địa chỉ đến các module khác nhau.
  • Control Bus: Là Bus thực hiện chức năng điều khiển việc truyền các tín hiệu và đồng bộ các hoạt động trong PLC.

Trong lập trình PLC, các số liệu sẽ được trao đổi giữa các module và bộ vi xử lý thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus bao gồm 8 đường liên kết. Ở cùng một thời điểm liên kết sẽ cho phép việc truyền 8 bit của 1 byte một cách song song. 

Nếu một module đầu vào nhận được dữ liệu địa chỉ của nó trên Address Bus. Module này sẽ chuyển tất cả các trạng thái đầu vào của nó vào trong Data Bus. Khi một dữ liệu địa chỉ byte của 8 đầu ra đồng thời xuất hiện trên Address Bus. Module đầu ra tương ứng với dữ liệu này sẽ nhận được thông tin từ Data Bus.

Control Bus sẽ thực hiện việc truyền các tín hiệu điều khiển vào PLC đèn giao thông. Đồng thời nó sẽ theo dõi mọi chu trình hoạt động của PLC.

Các dữ liệu địa chỉ sẽ được chuyển lên Bus tương ứng trong một thời gian nhất định. Hệ thống Bus sẽ đảm bảo công tác trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, CPU được cung cấp một Clock có tần số 1.8 Hz. Xung Clock này sẽ quyết định tốc độ hoạt động của phần mềm lập trình PLC.

Lập trình PLC đèn giao thông là giải pháp tối ưu cho vận tải mà con người đã phát triển. Với phần mềm này, việc di chuyển của các phương tiện trong từng khu vực sẽ thuận lợi hơn. Đây cũng là một ngành học rất đáng ngưỡng mộ dành cho các bạn có đam mê lập trình.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về ngành lập trình PLC đèn giao thông. Nếu bạn có hứng thú với ngành này thì đừng ngần ngại mà theo đuổi ngay bạn nhé. FUNiX sẽ luôn cổ vũ và đồng hành cùng bạn.

>>> Đăng ký tìm hiểu chi tiết các khóa học CNTT của FUNiX tại đây:

Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam

Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX

5 Ứng dụng của machine learning quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số

9 Xu hướng học máy hàng đầu tính đến 2025

Nguyễn Cúc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại