Các loại Hacker phổ biến và những đặc điểm cơ bản nhất

Các loại Hacker phổ biến và những đặc điểm cơ bản nhất

Chia sẻ kiến thức 05/09/2022

Nói đến Hacker nhiều người thường nghĩ đến hành vi xâm nhập bất hợp pháp lấy cắp thông tin hay mục đích trục lợi. Thực tế, Hacker cũng có tốt có xấu. Để hiểu rõ hơn hãy tìm hiểu các loại Hacker phổ biến và những đặc điểm cơ bản mà FUNiX

Nói đến Hacker nhiều người thường nghĩ đến hành vi xâm nhập bất hợp pháp lấy cắp thông tin hay mục đích trục lợi. Thực tế, Hacker cũng có tốt có xấu. Để hiểu rõ hơn hãy tìm hiểu các loại Hacker phổ biến và những đặc điểm cơ bản mà FUNiX chia sẻ dưới đây!

Khái niệm Hacker là gì?

Hacker còn có tên gọi khác là tin tặc, chỉ những người có chuyên môn viết và chỉnh sửa phần mềm, phần cứng của máy tính. Đồng thời, họ còn có kiến thức về mạng máy tính, hệ thống máy tính nhằm một mục đích nhất định.

Các loại Hacker phổ biến
Hacker có rất nhiều loại với những đặc điểm khác nhau

Những người Hacker lợi dụng các lỗ hổng trong vấn đề bảo mật thông tin để can thiệp vào phần cứng, phần mềm và hệ thống của máy tính để thay đổi các chức năng vốn có theo ý muốn của mình.

Đặc điểm của các loại Hacker phổ biến nhất hiện nay 

Sau đây là các loại Hacker phổ biến cùng những đặc điểm cơ bản nhất của từng loại:

White Hat Hacker – Hacker mũ trắng

Đây là những hacker máy tính có đạo đức có nhiệm vụ bảo mật máy tính. Trách nhiệm của hacker mũ trắng là kiểm tra sự xâm nhập vào hệ thống, ứng dụng hay phần mềm website của các công ty, doanh nghiệp. Mục đích của công việc là tìm ra những nguy cơ tấn công, lỗ hổng để hệ thống được bảo mật hơn.

Các Hacker mũ trắng có bằng đại học về khoa học máy tính, công nghệ thông tin hay an toàn thông tin. Đặc biệt là những chứng chỉ về công nghệ thông tin quan trọng. Hacker mũ trắng rất thân thiện là chuyên gia tìm ra lỗ hổng bảo mật và sửa chữa để dập tan những kẻ xấu trục lợi.

Black Hat Hacker – Hacker mũ đen

Hacker mũ đen là một trong các loại Hacker phổ biến nhất hiện nay có tên gọi khác là Crackers. Họ là những người chuyên đi bẻ khóa, xâm nhập bất hợp pháp vào các website, hệ thống mạng nội bộ, thiết bị phần mềm, phần cứng, ứng dụng để làm những điều họ muốn. 

Trái ngược hoàn toàn với những hacker mũ trắng, hacker mũ đen chuyên đi làm những việc xấu. Ví dụ như nghe lén, lấy cắp thông tin dữ liệu, tống tiền,… Số lượng Back hat rất đông đảo gây thiệt hại, nguy hiểm cho cộng đồng.

Gray Hat Hacker – Hacker mũ xám 

Khi nhắc đến các loại Hacker phổ biến nhất không thể thiếu Hacker mũ xám. Đây là những người vừa là hacker mũ trắng vừa là hacker mũ đen. Đôi khi họ lấy cắp thông tin không phải chỉ có mục đích xấu, tống tiền mà làm chỉ để vui. Những hành động của họ rất tùy hứng nên rất khó để phân biệt được hacker mũ xám là người tốt hay kẻ xấu.

Green Hat Hacker – Hacker mũ xanh 

Hacker mũ xanh chỉ những người làm công việc bảo mật, kiểm tra và tìm hiểu các lỗi bảo mật để vá lại trước khi hệ thống mạng hay sản phẩm công nghệ đã được công khai. Hacker mũ xanh thường có mặt tại các sự kiện lớn, hội thảo về bảo mật an ninh mạng.

Red Hat Hacker – Hacker mũ đỏ 

Hacker mũ đỏ nằm trong số các loại Hacker phổ biến nhất. Họ giống như những hacker mũ trắng chuyên đi ngăn chặn các hacker mũ đen. Các hacker mũ đỏ sử dụng những kỹ năng của mình để bảo vệ hệ thống, tiêu diệt mã độc khi phát hiện ra  hệ thống bị tấn công. Thậm chí họ còn truy vết ra các thông tin của kẻ xấu và tấn công ngược lại hệ thống của hacker mũ đen.

Script Kiddie

Đây là những người không có chuyên môn nhưng biết dùng các đoạn mã có sẵn của người khác để để hack. Hiểu theo nghĩa đơn giản là những người có sự hiểu biết về hệ thống mạng, máy tính, bảo mật thông tin nhưng không chuyên sâu. Mục đích hack của họ là mục đích cá nhân, hạ bệ người khác hay đánh bóng tên tuổi.

Cách phòng chống Hacker xâm nhập vào hệ thống bất hợp pháp

Khi đã nắm bắt được những đặc điểm của các loại Hacker phổ biến nhất giúp chúng ta có cách phòng chống hiệu quả. Sau đây là những biện pháp chống Hacker xâm nhập vào hệ thống bất hợp pháp:

  • Cập nhật phần mềm thường xuyên để nâng cấp và sửa chữa các lỗi bảo mật, lỗ hổng không cho hacker có cơ hội tấn công.
  • Không sử dụng, truy cập những phần mềm không rõ nguồn gốc. Các Hacker thường cài cắm chúng để lấy cắp các thông tin dữ liệu.
  • Không truy cập vào các website không lành mạnh dễ bị gài bẫy tải về  các loại mã gián điệp.
  • Cài đặt phần mềm bảo vệ hệ thống máy tính.

Trên đây là các loại Hacker phổ biến và những đặc điểm cơ bản nhất. Hi vọng sẽ giúp các bạn có niềm đam mê công nghệ hiểu rõ hơn, phòng tránh được những hành động xâm nhập bất hợp pháp.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại