Case study – Tình huống nghiên cứu

Case study – Tình huống nghiên cứu chuyển đổi số

Chia sẻ kiến thức 24/01/2022

Bài toán chuyển đổi số là gì và sử dụng dataflows như thế nào để thiết lập bài toán chuyển đổi số cho một doanh nghiệp, một tổ chức? Chúng ta sẽ tìm các câu trả lời có thể có thông qua case study sau.

Chiếc máy tính có thể lập trình đầu tiên được tạo ra từ năm 1946 (Bài 1) là để xử lý các bài toán thực tiễn, cụ thể lúc đó là thực hiện khối lượng tính toán khổng lồ phát sinh trong việc điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa và sản xuất bom khinh khí. 

Bây giờ, sau hơn 70 năm, máy tính vẫn tiếp tục giải quyết các bài toán thực tiễn, mà chúng ta sẽ gọi một cách tổng quát là bài toán chuyển đổi số. Sự đa dạng của các loại bài toán, mức độ khổng lồ về mặt dữ liệu, sự mở rộng về các loại dữ liệu của chúng đã hoàn toàn khác biệt so với thời điểm ban đầu. 

Khái niệm dataflow – luồng dữ liệu (Bài 3), chính là cơ sở để hình thành một bài toán chuyển đổi số. 

Vậy bài toán chuyển đổi số là gì và sử dụng dataflows như thế nào để thiết lập bài toán chuyển đổi số cho một doanh nghiệp, một tổ chức?

Chúng ta sẽ tìm các câu trả lời có thể có thông qua case study sau.

CASE STUDY: HỆ THỐNG CỬA HÀNG TIỆN LỢI 

Công ty SaMart hoạt động trong ngành siêu thị, cửa hàng tiện lợi. SaMart đầu tư mở các cửa hàng tiện lợi tại nhiều địa điểm khác nhau tại TPHCM, hiện công ty có 50 cửa hàng.

Hình dưới là sơ đồ tổng thể của hệ thống cửa hàng tiện lợi và công ty mẹ SaMart:

Hình 1 – Mạng lưới cửa hàng tiện lợi và nhà cung cấp của SaMart

Theo đó công ty mẹ ở vị trí trung tâm, các cửa hàng tiện lợi và các nhà cung cấp đều kết nối về mặt dữ liệu với công ty mẹ để tạo thành một hệ thống kinh doanh.

Ban lãnh đạo SaMart cần chuyển đổi số hệ thống kinh doanh này với kỳ vọng tăng sự hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, cũng như nhiều ban lãnh đạo các công ty khác, ban lãnh đạo công ty SaMart cũng gặp một số vấn đề khi có ý định chuyển đổi số:

  1. Làm thế nào để xác định rõ ràng mục tiêu của chuyển đổi số: là cắt giảm chi phí hoạt động, hay tăng năng suất, hay thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh…? (Tức là định nghĩa rõ thế nào là tăng hiệu quả hoạt động nhờ chuyển đổi số).
  2. Làm thế nào để xác định phạm vi, bề rộng và bề sâu chuyển đổi số, lựa chọn công nghệ chuyển đổi số nào cho những tình huống cụ thể ? (Để xác định được chi phí đầu tư). 
  3. Làm thế nào để xác định lộ trình chuyển đổi số? (Để phân kỳ đầu tư).
  4. Làm thế nào để xác định rõ ràng các vấn đề mà chuyển đổi số có thể là giải pháp, những vấn đề mà chuyển đổi số không thể là giải pháp, để tránh những kỳ vọng không thực tế? (Để thống nhất cách nhìn nhận vấn đề trong ban lãnh đạo)

Các vấn đề trên sẽ được xử lý thông qua nghiên cứu case study này.

Chuyển đổi số hệ thống cửa hàng tiện lợi được lựa chọn như là một case study vì những lý do sau:

  1. Ai cũng đã ít nhất một lần đi mua hàng ở một cửa hàng tiện lợi hoặc một siêu thị, vì vậy cũng biết sơ bộ về cách hoạt động của những loại hình kinh doanh này. Hơn nữa, hệ thống này đủ đơn giản để khi nghiên cứu nó về mặt chuyển đổi số, bạn đọc tránh bị sa vào việc tìm hiểu những phức tạp về nghiệp vụ kinh doanh, do đó làm lu mờ đi sự tập trung và thời gian cần có để tìm hiểu các vấn đề của bản thân chuyển đổi số. (Nếu đặt hệ thống kinh doanh này bên cạnh một công ty về cơ khí chẳng hạn, thì bạn đọc hiểu cho rõ ràng về nghiệp vụ cơ khí là không dễ dàng gì, đặc biệt nếu đó lại là cơ khí chính xác).
  2. Hệ thống này với công ty mẹ, các cửa hàng tiện lợi, các nhà cung cấp và các cơ quan nhà nước liên quan (để quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm), đủ lớn để nghiên cứu về chuyển đổi số.

THÔNG ĐIỆP

Một case study là cơ sở cho sự hình thành các khái niệm cần thiết để tư duy về bài toán chuyển đổi số, về phương pháp thiết lập bài toán chuyển đổi số, tránh cho tư duy của bạn đọc bị chơi vơi so với việc chỉ nói về chuyển đổi số một cách khơi khơi.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

Chuỗi bài về chuyển đổi số và business analysis:

BÀI 1. Không bắt đầu bằng “Hello World”

BÀI 2. Dữ liệu là nguyên liệu của máy tính

BÀI 3. Dataflow – Luồng dữ liệu

            BÀI 3.1. Luồng dữ liệu logic và luồng dữ liệu kỹ thuật

            BÀI 3.2. Học hỏi từ kỹ thuật thiết kế máy bay, áp dụng vào thiết lập bài toán chuyển đổi số

BÀI 4. Case study – Tình huống nghiên cứu

BÀI 5. Basic workflow – Luồng công việc cơ bản: Quy trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ mang lại doanh thu

BÀI 6. Bài phân tích số 1

BÀI 7. Basic dataflows và supportive dataflows thể hiện trạng thái chuyển đổi số hiện tại

BÀI 8. Bài phân tích số 2: Tìm kiếm các vấn đề sản xuất kinh doanh từ mô hình workflow-dataflow hiện tại

Mentor Hoàng Xuân Thịnh

Kỹ sư về Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!