Chỉ 30% sinh viên CNTT ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp

Chỉ 30% sinh viên CNTT ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp

Chia sẻ kiến thức 10/08/2021

Cụ thể, trong số hơn 55.000 sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên CNTT (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.

Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State, chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện đại vẫn còn thấp.

Cụ thể, trong số hơn 55.000 sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên CNTT (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Sự chênh lệch này tiếp tục dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực CNTT dù số lượng đào tạo hằng năm của Việt Nam khá dồi dào.

Các số liệu thống kê từ năm 2018 – 2022 được đưa ra, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục. Năm 2021 Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành CNTT trong khi số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đạt khoảng 430.000 người. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.

Với nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT luôn trên đà tăng trưởng nhanh và mạnh, báo cáo dự đoán mức lương của nhân viên CNTT được doanh nghiệp tuyển dụng trong thời gian tới sẽ được phân loại rõ ràng hơn tùy theo trình độ của họ.

Chẳng hạn, bên cạnh kỹ năng chuyên môn vững vàng, những kỹ năng mềm như khả năng tư duy phát triển, giao tiếp, quản lý thời gian, trình độ ngoại ngữ… là yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển chọn và đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng.

sinh viên CNTT
FUNiX hợp tác cùng đông đảo các doanh nghiệp triển khai chương trình Doanh nghiệp tài trợ học phí, tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Sự biến động của tình hình chung do dịch bệnh gây ra cũng như sự đổi mới liên tục của công nghệ đòi hỏi ở các lập trình viên khả năng thích ứng nhanh và nhạy bén với mọi sự biến đổi. Các lập trình viên cần nâng cao kỹ năng công nghệ của bản thân với sự hiểu biết về các công nghệ mới và đột phá như: an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và máy học, điện toán đám mây…

Tình hình khan hiếm nhân lực CNTT  ngày càng căng thẳng đòi hỏi các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo phải có hướng đi phù hợp để giải quyết. Trong khi các đơn vị đào tạo truyền thống đang nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, kết nối doanh nghiệp; thì bản thân doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo phi truyền thống cũng đang tìm hướng đi của mình. Nhiều doanh nghiệp chủ động tuyển dụng mới rồi sau đó đưa sinh viên CNTT vào các chương trình đào tạo để có thể làm việc đáp ứng nhu cầu của mình.

Một số doanh nghiệp thì chủ động bài toán đặt hàng nhân sự từ những đơn vị đào tạo truyền thống và phi truyền thống… Hình thức đào tạo online mà FUNiX đã tiên phong theo đuổi từ năm 2015 đã và đang thể hiện nhiều ưu thế như: Tạo cơ hội học CNTT cho bất cứ ai, chỉ cần họ có nhu cầu, quyết tâm; tập trung các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc ngay từ những chứng chỉ đầu tiên giúp người học nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu làm việc thực tế và có thể đi làm sớm từ sau khi học 3 , 2 thậm chí 1 chứng chứng… Thậm chí, FUNiX còn có các khóa học giúp sinh viên CNTT tiệm cận với nhu cầu của doanh nghiệp ngay từ đầu, như chương trình Doanh nghiệp tài trợ học phí – nơi học viên được theo học những kiến thức đáp ứng đúng kỳ vọng của từng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để có thể giải quyết được rốt ráo tình trạng khan hiếm nhân sự ngành CNTT, cần sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa các bên – doanh nghiệp với đơn vị đào tạo; doanh nghiệp với doanh nghiệp; giữa các đơn vị đào tạo… Hiện tại, FUNiX đang kêu gọi một thỏa thuận hợp tác giữa các công ty CNTTV Việt và các đơn vị đào tạo phi truyền thống, nhằm khỏa lấp khoảng trống 70% nhu cầu thị trường tuyển dụng IT đang bị bỏ trống. Đây sẽ là tiền đề để Việt Nam có đủ đội ngũ nhân lực bước vào cuộc cách mạng 4.0, tận dụng cơ hội từ bước ngoặt này.

Quỳnh Anh

4 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên CNTT thất nghiệp cao

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại