4 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên CNTT thất nghiệp cao

4 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên CNTT thất nghiệp cao

Hỏi đáp CNTT 27/06/2021

Hiện tại ở Việt Nam số lượng sinh viên CNTT ra trường rất nhiều, thế nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân sự trầm trọng. Theo thống kê, gần 80% sinh viên CNTT ra trường không có việc làm và phải đào tạo lại. Bên cạnh đó doanh nghiệp lại cần số lượng nhân lực CNTT rất lớn, các doanh nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng thu hút nhiều nhân sự CNTT.

Hiện tại ở Việt Nam số lượng sinh viên CNTT ra trường rất nhiều, thế nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân sự trầm trọng. Theo thống kê, gần 80% sinh viên CNTT ra trường không có việc làm và phải đào tạo lại. Bên cạnh đó doanh nghiệp lại cần số lượng nhân lực CNTT rất lớn, các doanh nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng thu hút nhiều nhân sự CNTT.

Cùng FUNiX tìm hiểu 4 nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch giữa nhu cầu lớn mà nhân sự CNTT đào tạo ra lại thiếu trầm trọng.

Sinh viên không xác định được mục tiêu rõ ràng

Hầu hết 90-95% sinh viên vào Đại học không có mục tiêu rõ ràng, chỉ đơn giản là vào được Đại học. Chúng ta phải hiểu việc học gì ở Đại học chỉ là phương tiện giúp bạn có nền tảng kiến thức. Việc ra trường làm ở đâu, mức lương bao nhiêu mới chính là mục tiêu cuối cùng. Hiện nay có nhiều sinh viên, thậm chí là học sinh, người đi làm vẫn có chứng chỉ, bằng cấp về CNTT mà không qua bất kỳ trường Đại học nào đi làm trong ngành với mức lương rất cao.

Sinh viên lầm tưởng ra trường sẽ được đào tạo lại

Có nhiều người nghĩ sau khi ra trường, vào Doanh nghiệp sẽ được đào tạo lại. Doanh nghiệp cần người vào làm việc, giúp phát triển Công ty và giúp họ tạo ra sản phẩm, không phải để đào tạo từ đầu.

Không có kiến thức thực tế

Hầu hết sinh viên ra trường nắm rõ được các kiến thức căn bản bởi khi ngồi trên ghế nhà trường đã được đào tạo rất nhiều kiến thức nền. Nhưng hạn chế là không được kết nối với Doanh nghiệp, khi ra trường các kiến thức sinh viên học được không sát với thứ Doanh nghiệp cần.

Sinh viên đã được đào tạo kiến thức nền nhưng không chịu tìm tòi, nỗ lực học thêm kiến thức thực tế. Chúng ta đừng đổ lỗi trường học đào tạo dở, hãy thử hỏi tại sao vẫn có tỉ lệ những người ra trường làm việc lương cao. Hãy biết chủ động thời gian, tương lai của mình thông qua các chương trình học lập trình Online, tự học thông qua các hội nhóm,… để tăng kiến thức thực tế của mình.

Không biết cách tận dụng thời gian

Nhiều sinh viên dành thời gian cho những việc không mang lại giá trị như: dành thời gian xem Youtube, đi chơi, xem phim, chơi game,…Nhiều người học xong 4 năm không hiểu mình đã học được những gì, thay vào đó hãy dành thời gian để phát triển bản thân, kỹ năng mềm.

Thông qua chia sẻ trên, hãy biết được mình đang mắc sai lầm ở đâu và tìm cách khắc phục, vạch ra mục tiêu. Nếu chưa có kiến thức thực tế hãy tìm cơ hội để cải thiện, mỗi ngày trôi qua tạo được giá trị cho bản thân, có nhiều lợi thế sau khi ra trường.

Lương Thuận – dịch từ kênh Youtube Phan Văn Cương 

 

Theo thống kê từ TopDev, năm 2021, số nhân lực ngành CNTT cần có ước tính khoảng 500.000 người, thiếu hụt 190.000 nhân sự. Trong khi đó, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường nhưng chỉ có khoảng 30% lao động là có thể đáp ứng ngay yêu cầu doanh nghiệp, số còn lại cần phải được đào tạo bổ sung, đào tạo lại từ đầu.

Nắm bắt được nhu cầu thiếu nhân sự ngành CNTT trầm trọng, FUNiX FPT đã hợp tác cùng 24 Doanh nghiệp CNTT như: FPT Software, SotaTek, VMO, SmartOSC, NAL, VietIS, 3S,… tài trợ học phí 100% cho sinh viên (con số Doanh nghiệp hợp tác sẽ còn tăng rất nhiều bởi nhu cầu đào tạo nhân sự CNTT chất lượng là rất lớn). Người học chỉ cần cam kết làm việc tại các Doanh nghiệp 1 năm sau khi hoàn thành khoá học trong 6 tháng. Tìm hiểu chi tiết chương trình tại đây

Doanh nghiệp CNTT tài trợ học phí

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!