Mạng máy tính là gì? Chức năng của các loại mạng máy tính | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Mạng máy tính là gì? Chức năng của các loại mạng máy tính

Chia sẻ kiến thức 29/01/2022

Hãy cùng FUNiX tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này qua nội dung bài viết dưới đây!

>>  Người Việt đang sử dụng Internet hàng giờ mỗi ngày như thế nào? 

Ngày nay, mạng cung cấp cho chúng ta nhiều thứ hơn là kết nối, vì vậy những lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống là rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể hiểu hết những giá trị tuyệt vời đó, trước hết bạn cần biết mạng máy tính là gì? Và chức năng của các loại mạng máy tính ra sao?

1. Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính (computer network) là một hệ thống các máy tính (ít nhất 2 thiết bị) được kết nối với nhau thông qua internet. Mục đích của việc này là nhằm chia sẻ thông tin và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một hệ thống. Trong đó, giao thức mạng và môi trường truyền dẫn là phương tiện truyền thông.

Đặc biệt, các máy tính trong cùng một hệ thống có thể dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng…

Mô hình mô phỏng hệ thống mạng máy tính
Mô hình mô phỏng hệ thống mạng máy tính

Một số lợi ích của mạng máy tính mang lại:

  • Cho phép người dùng chia sẻ, sử dụng mọi tài nguyên chung như chương trình, thiết bị dữ liệu,… mà không cần phải quan tâm đến vị trí thực của tài nguyên và người dùng.
  • Có thể sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, để người dùng mạng máy tính có thể truy cập bất cứ khi nào cần.
  • Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác để người dùng có thể dùng chung.
  • Cài đặt phần mềm dùng chung để tiết kiệm chi phí.
  • Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat) hoặc thư điện từ (email).
  • Dữ liệu lưu trữ qua các phần mềm mạng máy tính sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn so với việc lưu trữ trên máy tính cá nhân. 
  • Có khả năng truy và xuất các chương trình dữ liệu từ xa. Việc trao đổi thông tin cũng như tài liệu gián tiếp khá dễ dàng, nhanh chóng. 

>>> Đọc thêm: FUNiX ra mắt phiên bản mới môn học Mạng máy tính

2. Chức năng của các loại mạng máy tính

Theo chức năng, mạng máy tính được phân thành 3 mô hình chủ yếu:

2.1 Mô hình mạng ngang hàng

Mô hình mạng ngang hàng (hay còn gọi: Peer – to – Peer) là tất cả các máy tính tham gia trong cùng hệ thống đều có vai trò giống nhau. Các máy tính trong mạng có thể hoạt động vừa như một Client vừa như một Server. Cụ thể là: mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. 

Nhìn chung, mô hình này chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán, có chế độ bảo mật khá yếu kém.

Mô hình mạng ngang hàng
Mô hình mạng ngang hàng

2.2 Mô hình khách – chủ 

Mô hình khách – chủ hay còn gọi Client – Server nghĩa là một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ như file server, mail server, web server, printer server, … Theo đó, các máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ được gọi là máy chủ (Server), còn các máy tính truy cập và sử dụng dịch vụ thì được gọi là máy khách (Client).

Ưu điểm nổi bật của mô hình khách – chủ là dữ liệu được quản lý tập trung, có bảo mật tốt, thích hợp với các mạng máy tính có quy mô trung bình và lớn.

Mô hình mạng máy tính khách - chủ
Mô hình mạng máy tính khách – chủ.

>>> Đọc thêm: Phương thức trao đổi thông tin giữa các mạng máy tính

2.3 Mô hình dựa trên nền Web

Sự phát triển mạnh mẽ của internet toàn cầu, khiến mức độ sử dụng mạng của nhiều công ty và cá nhân trở nên phổ biến. Theo đó, người dùng chỉ cần kết nối internet vào trình duyệt web là có thể chia sẻ các tập tin, tải mọi ứng dụng, tìm kiếm thông tin, xem hình ảnh, video hoặc tham gia buổi họp, các lớp học online… một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Vậy là, nội dung bài viết trên đây FUNiX vừa giải đáp xong cho bạn câu hỏi: Mạng máy tính là gì? Chức năng của các loại mạng máy tính? Mong rằng, những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về mạng máy tính, từ đó mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công việc của mình.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

Lập trình khoa học máy tính – Ngành nghề Hot cho các bạn trẻ

Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả

Khóa học lập trình khoa học máy tính với Python tại FUNiX

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại