Kỹ năng tìm việc làm trong ngành IT dành cho người mới bắt đầu

Kỹ năng tìm việc làm trong ngành IT dành cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức 22/06/2023

Song song với xây dựng một hồ sơ dày dặn kinh nghiệm làm việc, nếu là một người mới (fresher), bạn hãy hoàn thiện portfolio (bản giới thiệu) cá nhân để chia sẻ về kỹ năng và trình độ của bản thân với nhà tuyển dụng ngành IT.

Tìm việc làm luôn là trăn trở của rất nhiều học viên, sinh viên ngành IT. Thị trường lĩnh vực này rộng mở nhưng yêu cầu nhân sự đầu vào có chất lượng cao, thái độ cầu tiến và khả năng tự học. Do đó, để dễ dàng hơn trong quá tình xin việc và gia nhập các công ty, các bạn có thể tham khảo một số thông tin, được chia sẻ bởi anh Đinh Trung Kiên – lập trình viên Backend tại Manabie Việt Nam và anh Trần Vũ Hoàng – Giám đốc nhân sự Hachinet. 

Làm đẹp hồ sơ bằng dự án thực tế

Theo lập trình viên Đinh Trung Kiên, trước khi bắt đầu quá trình tìm việc, học viên nên làm đẹp cho hồ sơ cá nhân của mình thông qua các trang tuyển dụng như LinkedIn, TopCV. Bản thân anh từ khá sớm đã chủ động tạo ra hồ sơ cá nhân các công việc, vị trí, dự án từng thực hiện trên trang LinkedIn và hiện đã có hơn 4000 người theo dõi. Điều đó giúp anh dễ dàng tạo kết nối với các nhà tuyển dụng ngành IT cũng như giúp bạn bè chia sẻ CV, hồ sơ của họ để tìm việc làm. 

ngành IT
LinkedIn là nền tảng tuyệt vời để kết nối với các nhà tuyển dụng ngành IT. (Nguồn ảnh: Inernet)

Song song với xây dựng một hồ sơ dày dặn kinh nghiệm làm việc, nếu là một người mới (fresher), bạn cũng có thể hoàn thiện portfolio (bản giới thiệu) cá nhân để chia sẻ về kỹ năng và trình độ của bản thân với nhà tuyển dụng. Nếu chưa từng có kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành IT hoặc là người chuyển ngành, bạn có thể đưa vào portfolio mô tả về các dự án cá nhân, các kỹ năng công nghệ mà bạn đã học và áp dụng, quá trình thực hiện các dự án đó như thế nào. Đặc biệt, cần thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi và cầu thị bởi nhà tuyển dụng quan tâm đến thái độ cũng như cách bạn tiếp cận với các vấn đề mới, kiến thức mới. 

Tại FUNiX, trong quá trình học luôn có các bài lab và assignment, thuận lợi cho học viên thực hành và chứng minh cho nhà tuyển dụng ngành IT thấy các kỹ năng mà bản thân đã học tập và tích luỹ. 

Bên cạnh đó, nếu chưa có cơ hội tham gia môi trường thực tế, học viên, ứng viên có thể đóng góp cho các trang mã nguồn mở như Github hay viết blog chia sẻ về kiến thức mà các bạn được học và nghiên cứu. Đó là những điểm đặc biệt thể hiện khả năng của bản thân cũng như sự đóng góp tích cực, lan toả tri thức và chắc chắn sẽ gây ấn tượng vs nhà tuyển dụng. 

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Để chuẩn bị cho phỏng vấn, theo lập trình viên Đinh Trung Kiên, một số doanh nghiệp sẽ chia làm 2 phần: hỏi về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế. Một số công ty có yêu cầu cao hơn sẽ có các bài kiểm tra về kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Do đó, trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển và được đề nghị phỏng vấn, các ứng viên có thể dành thời gian để luyện tập các phần này.

ngành IT
Để bước vào buổi phỏng vấn, học viên hãy chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng, tinh thần học hỏi, cầu thị và phát huy thật tốt các kỹ năng, kiến thức đã học. (Nguồn ảnh: Inernet)

Chia sẻ từ anh Trần Vũ Hoàng – Giám đốc nhân sự Hachinet, hiện nay việc phỏng vấn thường diễn ra gồm 2 vòng: 

Vòng 1: Phỏng vấn, kiểm tra về technical skills (năng lực chuyên môn), các bạn sẽ được kiểm tra về kiến thức nền tảng và lắng nghe nhận xét, góp ý từ lãnh đạo công ty. 

Vòng 2: Phỏng vấn về soft skills (kỹ năng mềm) thông qua việc xử lý các tình huống, ứng viên cần thể hiện kỹ năng giao tiếp, quản trị thời gian, thích nghi với áp lực công việc,… 

Tuy nhiên hiện nay, cũng có rất nhiều công ty thực hiện từ 2 đến 3 vòng phỏng vấn và trải qua quy trình test rất gắt gao. Đây là đặc trưng riêng của mỗi công ty trong những giai đoạn khác nhau hay vị trí tuyển dụng khác nhau. 

Do đó, các học viên hãy chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng, tinh thần học hỏi, cầu thị và phát huy thật tốt các kỹ năng, kiến thức đã học để đạt được mục tiêu việc làm đã đề ra. 

Minh Tiến

>> Học lập trình để làm gì? Lộ trình học lập trình cơ bản

>> Bạn có nên học lập trình game trong năm 2023 hay không?

>> Làm sao để học lập trình tốt? Phương pháp giúp bạn lập trình viên giỏi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại