Lập trình game android với unity: Biến ý tưởng thành sản phẩm game
Lập trình game Android với Unity như thế nào là thắc mắc phổ biến của không ít bạn hiện nay. Công cụ Unity được biết đến với khả năng hỗ trợ người mới lập trình vô cùng đơn giản và không gây nhiều trở ngại. Để biến ý tưởng của bạn thành sản phẩm game, hãy cùng FUNiX khám phá những bước lập trình trong bài viết bên dưới nhé.
- Lập trình android cần học những gì để xin được việc làm tốt?
- Học lập trình nâng cao có khó không? Cơ hội việc làm khi học
- Học lập trình cùng Ginny | Khám phá hành trình học mã mới
- Học lập trình game Android đơn giản dành cho người mới bắt đầu
- Lập trình viên cần chuẩn bị những gì cho hành trình vươn ra thế giới?
Table of Contents
Lập trình game Android với Unity như thế nào là thắc mắc phổ biến của không ít bạn hiện nay. Công cụ Unity được biết đến với khả năng hỗ trợ người mới lập trình vô cùng đơn giản và không gây nhiều trở ngại. Để biến ý tưởng của bạn thành sản phẩm game, hãy cùng FUNiX khám phá những bước lập trình trong bài viết bên dưới nhé.
1. Unity là gì? Ưu điểm khi lập trình game Android với Unity
Unity được biết đến là game engine được phát triển bởi nhóm Unity Technologies vào năm 2005. Hiện nay, nền tảng Unity được các lập trình viên sử dụng để phát triển những tựa game chạy trên 2 nền tảng iOS và Android. Bạn có thể lập trình những tựa game 2D và 3D chỉ với công cụ Unity.
Vậy tại sao người mới bắt đầu nên chọn lập trình game Android với Unity? Hãy cùng điểm qua một vài lợi thế có trên Unity ngay bên dưới nhé:
1.1 Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn
Đối với nền tảng Unity, bạn sẽ có ngay một cộng cộng người dùng mang tên là Forum Unity. Cộng đồng tập hợp những lập trình viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn về cách sử dụng, cập nhật phiên bản và xử lý lỗi khi lập trình.
<<< Xem thêm: Đại diện FUNiX – UFIN chia sẻ về tương lai việc làm trong ngành Web3
1.2 Kho tài nguyên phong phú
Nền tảng Unity cũng tích hợp sẵn một kho tài nguyên phong phú và thường được gọi là “chợ plug-in”. Nhờ vào đó, bạn có thể tải về những mô hình 3D, hiệu ứng âm thanh, thiết kế bối cảnh,… sẵn có để lập trình game Android với Unity tiết kiệm thời gian và giảm bớt khối lượng của dự án.
1.3 Hỗ trợ Unity Editor tiện lợi
Unity Editor là thành phần có trên công cụ Unity. Thành phần này mang đến môi trường hỗ trợ người chơi tạo, chỉnh sửa và xem trước các trò chơi với những thao tác vô cùng đơn giản.
Theo đó, bạn có thể điều chỉnh các đối tượng trong bối cảnh 2D, 3D thông qua thao tác kéo, thả. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem trước trò chơi thông qua tính năng Game View để từ đó phát hiện và gỡ lỗi. Với tính năng Project, Unity Editor cũng cho phép người chơi quản lý tất cả các tài nguyên của mình khi đang thực hiện dự án.
<<< Xem thêm: Tương lai của phát triển web: Chiến lược ưu tiên thiết bị di động
2. Các bước lập trình game Android với Unity
Để lập trình game Android với Unity, bạn cần trải qua tổng cộng 7 bước sau:
2.1 Hiểu các khái niệm cơ bản trong Unity
Trước khi bắt tay vào lập trình game Android với Unity, bạn cần hiểu rõ về các khái niệm sau:
- GameObjects: là những đối tượng cơ bản trong nền tảng Unity bao gồm các nhân vật, phong cảnh, đạo cụ,…;
- Bối cảnh: Là không gian bạn đặt các GameObjects để xây dựng nên trò chơi;
- Transform: Là tính năng giúp bạn xác định vị trí, tỷ lệ, xoay của từng GameObject trong bối cảnh. Mỗi thành phần của game đều có Transform;
- Spriterenderer: Là những hoạt động nhân vật trong game sẽ thực hiện;
- Collider 2D: Là thành phần trong Unity giúp xác định hình dạng của các GameObject 2D khi xảy ra va chạm vật lý.
<<< Xem thêm: Lập trình game học ngôn ngữ nào đáp ứng xu thế phát triển hiện nay
2.2 Viết kịch bản game
Mọi trò chơi được lập trình trên hệ điều hành Android đều cần kịch bản. Để xây dựng nên kịch bản, bạn cần suy nghĩ nên các sự kiện sẽ xuất hiện trong trò chơi của mình. Từ đó, hãy sắp xếp những sự kiện vừa sáng tạo ra sao cho có tính logic và phù hợp với chủ đề game.
2.3 Xây dựng nhân vật
Để xây dựng các nhân vật khi lập trình game Android với Unity, bạn hãy tận dụng kho tài nguyên có sẵn trên công cụ. Ngoài ra, bạn có thể tự tạo nên nhân vật của chính mình bằng cách sử dụng các hình ảnh và thêm vào một số chuyển động cho nhân vật.
<<< Xem thêm: Hướng dẫn cách lập trình game cơ bản cho người chưa biết gì
2.4 Xây dựng bối cảnh trò chơi
Sau khi đã xây dựng xong nhân vật, bạn cần thiết kế bối cảnh trò chơi để bố trí các thành phần game vào trong. Đối với bối cảnh game, Unity cũng có sẵn kho tài nguyên hỗ trợ bạn thiết kế nhằm tiết kiệm tối đa thời gian.
2.5 Thêm hiệu ứng hình ảnh và âm thanh
Để thêm vào các hiệu ứng hình ảnh, bạn hãy sử dụng tính năng Universal Render Pipeline (URP) có sẵn trên Unity. Có rất nhiều hiệu ứng, bạn có thể nhấp vào từng cái để chạy thử trên màn hình khi lập trình game Android với Unity.
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng phần mềm của một bên thứ 3 để thêm các hiệu ứng nhạc nền vào trò chơi của mình. Sau khi đã chọn được hiệu ứng, bạn cần nhập chúng vào Unity.
<<< Xem thêm: Những lưu ý cần biết khi học lập trình web với Python
2.6 Thiết lập giao diện người dùng
Giao diện người dùng giúp người chơi có thể điều khiển các tính năng thông qua meny. Để thiết lập, bạn cần sử dụng công cụ Unity UI.
2.7 Thử nghiệm
Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn lập trình game, bạn cần chạy thử nghiệm để phát hiện lỗi sai. Unity hiện nay cho phép người dùng có thể chạy thử game trên nền tảng nên bạn không cần cài đặt thêm phần mềm của bên thứ ba.
<<< Xem thêm: Đại diện FUNiX – UFIN chia sẻ về tương lai việc làm trong ngành Web3
3. Khóa học lập trình game chất lượng tại FUNiX
Để có thể trở thành lập trình viên trong thời gian sớm nhất trong ngành công nghiệp game hiện nay, bạn hãy tham khảo ngay khóa học lập trình game trực tuyến tại FUNiX. Khi đăng ký tham gia khóa học, bạn sẽ được cung cấp kiến thức với các môn học sau:
- Môn 1: Nhập môn lập trình Game với C#
- Môn 2: Math, DS&A for Game Developers
- Môn 3: Unity 2D
- Môn 4: Unity 3D
- Môn 5: Đồ án cuối khóa/Thực tập
Sau khi hoàn thành xong chương trình học, người học có thể tự xây dựng nên một tựa game 2D hoặc 3D hoàn chỉnh thông qua công cụ Unity.
Trong quá trình học, FUNiX luôn sẵn sàng hỗ trợ các học viên với đội ngũ cán bộ hỗ trợ Hannah tận tâm. Bên cạnh đó, người học cũng có thể chủ động liên hệ với các mentor hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ để hỏi-đáp 1:1 nếu có những thắc mắc trong quá trình học tập.
Lập trình game Android với Unity là lựa chọn hoàn hảo dành cho những bạn mới bắt đầu luyện tập phát triển game. Hãy tham khảo qua bài viết trên của FUNiX để có thể tự tạo nên trò chơi của riêng mình bạn nhé.
Nếu bạn muốn tham gia khóa học lập trình game tại FUNiX thì hãy đăng ký ngay tại đây nhé!
<<< Xem thêm các bài viết hay hơn tại đây:
Học công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX có nhiều chương trình liên kết không?
Cách tìm việc mới sau khóa học tại FUNiX cho người lao động
Lý do nhiều cha mẹ chọn FUNiX cho con học đại học sớm
Đào Thị Kim Thảo
Bình luận (0
)