Những thông số kỹ thuật quan trọng cho thiết kế Metaverse
Metaverse dần được khẳng định là bước tiến mạnh mẽ của công nghệ khi tạo ra một thế giới ảo kết nối mọi người tại mọi nơi tương tác với nhau.
- Top 10 công ty phát triển Metaverse tốt nhất toàn cầu năm 2023
- Những công nghệ mới được ứng dụng trong ngành trò chơi điện tử
- Ứng dụng metaverse trong các môn học và lợi ích trong ngành giáo dục
- Sự khác biệt giữa metaverse và internet?
- Nền tảng Metaverse hoạt động như thế nào? Ai sở hữu công nghệ Metaverse
Table of Contents
Có rất nhiều kỹ thuật, tiêu chuẩn mà chúng ta sử dụng để thiết lập sự hiện hiện của người dùng trong thế giới ảo. Tiếp nối kiến thức của nội dung “Điều chỉnh hệ thống thiết kế để hoạt động cho Metaverse”, phần này FUNiX sẽ giới thiệu đến bạn các kỹ thuật quan trọng cho thiết kế Metaverse.
Animation (chuyển động)
Điều quan trọng là chuyển động phải tuân theo quy luật vật lý và di chuyển một cách tự nhiên, sinh động. Bạn cần đảm bảo khoảng thời gian giới hạn cho mỗi Animation từ 200 ms – 500 ms. Ta có thể áp dụng nguyên tắc cơ bản này cho nhiều thiết kế khác chứ không riêng gì Metaverse.
Audio (âm thanh)
Trong Metaverse, việc trải nghiệm âm thanh tốt là một phần quan trọng cho trải nghiệm người dùng. Chúng sẽ giúp khách hàng có những khoảng thời gian trọn vẹn cùng với cảm giác thư giãn mỗi khi chạm đến sản phẩm của bạn.
Spatial (không gian)
Spatial audio tác động đến người dùng trong khoảng không nhất định. Nếu người trải nghiệm càng tiếp xúc gần với bảng nội dung hoặc người dùng khác thì chất lượng âm thanh sẽ càng cao.
Một cách hiệu quả để tạo ra cho khách hàng cảm giác về hướng là tạo ra tiếng động lớn từ một phía. Ví dụ: Nếu bạn đang đứng bên trái để nói chuyện với người khác, tai trái của họ sẽ nghe thấy âm thanh to hơn và sớm hơn tai phải.
Ambient audio (âm thanh xung quanh)
Đây là âm thanh phát ra âm thầm trong suốt thời gian người dùng trải nghiệm sản phẩm. Nhưng nó chỉ là âm thanh của môi trường, yếu tố này cũng không ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Chúng giúp không gian không bị quá yên tĩnh khi không có phản ứng, phản hồi khác.
Audio feedback (phản hồi âm thanh)
Lập trình viên dùng bộ kích hoạt âm thanh để hướng dẫn người dùng đang trong môi trường ảo. Ví dụ: Khi họ đóng cửa sẽ có âm thanh xác nhận hành động đó. Loại phản hồi này thường tốt hơn trong thiết kế 2D.
Avatar (hình ảnh đại diện)
Cách người dùng được hiện diện trong không gian ảo sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm của họ. Khi Avatar (hình đại diện) bắt chước chuyển động trong thế giới thực sẽ mang đến những trải nghiệm tốt hơn. Người dùng sẽ cảm thấy có sự tương đồng với Avatar khi có những chuyển động chân thực như trong thế giới thực.
Việc có được Avatar để bắt chước thành công phản ứng, tương tác trong thế giới thực là rất khó khăn. Nếu nó không được thực hiện chính xác sẽ mang đến những sự thất vọng cho người dùng. Các biểu diễn kỹ thuật số chất lượng thấp sẽ mang đến cho cảm giác không thoải mái. Nếu không có đầy đủ Avatar, giải pháp tốt nhất là có một video hoặc hình ảnh liên quan. Đây là một cách để người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.
Navigation (đường dẫn)
Camera perspective (góc độ của máy ảnh)
Chúng ta cần xác định camera ảo nào mà Metaverse sẽ hỗ trợ, bởi vì góc khác nhau (góc nhìn thứ nhất, góc nhìn thứ 3,…) sẽ cho ra khung hình khác nhau.
Control layout (kiểm soát bố cục)
Chúng ta cần xác định cách khách hàng điều khiển máy ảnh và chuyển động của họ trong môi trường ảo. Bạn biết rằng, việc có điều khiển trực quan và nhiều cơ chế kiểm soát giữa những người dùng là rất quan trọng.
Giả sử chúng ta hỗ trợ phím lệnh WASD làm tiêu chuẩn, nhưng một số người dùng thích sử dụng phím mũi tên hoặc chuột để di chuyển. Các thông tin kỹ thuật này sẽ phức tạp hơn, vì lập trình viên không thể chỉ phụ thuộc việc khách hàng có quyền truy cập vào điều khiển nhất định. Chúng ta có thể kể đến như thiết bị di động yêu cầu cần điều khiển ảo khi bàn phím không khả dụng.
Locomotion and Navigation (chuyển động và điều hướng)
Locomotion and Navigation (chuyển động và điều hướng) rất quan trọng để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tích cực. Các cử động và di chuyển của họ sẽ cần được mô phỏng, điều này sẽ giúp tránh việc những cử chỉ này sẽ gây khó chịu.
Littlest distance (khoảng cách nhỏ nhất)
Chúng ta cần xem xét mức độ dễ dàng của người dùng khi di chuyển xung quanh không gian. Nếu bạn cảm thấy quá đơn điệu đi từ phòng này sang phòng khác, nó cũng sẽ gây khó chịu cho họ. Ta cần xác định kích thước tối đa giữa các phòng, đồng thời bạn cần ưu tiên cách họ đi qua không gian để rút ngắn khoảng cách di chuyển.
Bài học dành cho bạn
Khi điều chỉnh hệ thống thiết kế cho công nghệ Metaverse sẽ rất nhiều thông số kỹ thuật truyền thống được áp dụng. Có vô vàn lựa chọn để chỉnh sửa thiết kế Metaverse giúp mang lại cho người dùng cảm giác chân thực khi dùng sản phẩm. Khi thiết kế trải nghiệm bằng công nghệ Metaverse, điều quan trọng là có sự đồng điệu với cảm xúc của người dùng. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sản phẩm mà bạn đang thiết kế.
Những thiết kế Metaverse được len lỏi vào cuộc sống của con người là mong ước của tất cả nhà phát triển phần mềm. Nhưng nó sẽ cần một chặng đường dài để đạt được mục tiêu này. Điều chúng ta có thể làm là nỗ lực để thiết kế để sản phẩm của mình được tốt nhất. Đồng thời, đảm bảo chúng được ứng dụng trong thực tế và phục vụ nhu cầu của con người hiệu quả nhất.
Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Công Sơn
Tài liệu tham khảo: https://stackoverflow.blog/2021/11/08/adapting-a-design-system-to-work-for-the-metaverse/
Bình luận (0
)