PC của bạn có phải là máy tính zombie không?
Bạn đã bao giờ tự hỏi tất cả thư rác trên Internet đến từ đâu chưa? Có phải là có hàng triệu người ngồi cả ngày để gửi chúng một cách thủ công? Trên thực tế, quá trình này chủ yếu được thực hiện bởi các máy tính zombie. Và máy tính của bạn có thể là một trong số đó.
- Tấn công Eclipse trong tiền điện tử là gì?
- Ransomware giả là gì? Tại sao Ransomware giả lại tồn tại?
- Fargo Ransomware là gì? Phòng tránh nó như thế nào?
- Phần mềm độc hại là gì? Phần mềm độc hại hoạt động như thế nào?
- Ransomware như một dịch vụ (RaaS) là gì? Cách bảo vệ chống lại RaaS
Table of Contents
Máy tính zombie là gì?
Máy tính zombie là một máy tính đã bị bên thứ ba xâm nhập và chiếm quyền điều khiển, chủ yếu là thông qua phần mềm độc hại, Trojan và virus.
Bên thứ ba này – có thể là một người, một nhóm người hay thậm chí một công ty – dùng máy của bạn để thực hiện những việc mà bạn không biết, chẳng hạn như gửi email spam hoặc thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Khi một người có một đội quân máy tính zombie nghe theo lệnh của họ, những đội quân này được gọi là “botnet”. Hầu hết các chủ sở hữu máy tính thậm chí không nhận ra rằng máy tính của họ đang nghe điều khiển từ một máy tính khác.
Máy tính của bạn có phải là zombie không?
Một máy tính trở thành zombie thông qua tiếp xúc với các liên kết phần mềm độc hại và email chứa virus. Các hiện tượng sau đây có thể là dấu hiệu máy tính của bạn đã trở thành một zombie:
- Quá trình zombie thực hiện lệnh của máy điều khiển yêu cầu sử dụng bộ xử lý và mạng của máy tính. Nếu tốc độ hoạt động của máy tính hoặc tốc độ mạng của bạn bị chậm lại thì có thể máy bạn đã bị nhiễm độc.
- Kiểm tra tài khoản email của bạn – đặc biệt là các thư gửi đi. Botnet cần có bot để hoạt động, có nghĩa là botnet luôn “tuyển dụng” các máy tính mới. Điều này được thực hiện thông qua sự lây lan của phần mềm độc hại. Nếu tài khoản email của bạn đang gửi đi những email mà bạn chưa từng viết, thì bạn có thể đã bị nhiễm virus.
- Địa chỉ IP của zombie thường được đưa vào danh sách đen. Bạn có thể kiểm tra xem địa chỉ IP của mình đã được thêm vào danh sách đen nào chưa. Sao chép URL này vào trình duyệt của bạn – http://www.robtex.com/ip/xxx.xxx.xxx.xxx.html#blacklists – và thay thế “ xxx.xxx.xxx.xxx ” bằng địa chỉ IP của riêng bạn (để tìm ra địa chỉ IP, truy cập http://www.whatismyip.net).
Nếu bạn bị nhiễm zombie, cách tốt nhất là quét hệ thống của bạn bằng các chương trình chống phần mềm độc hại và chống vi-rút.
Ngăn ngừa sự lây nhiễm
Cách tốt nhất để máy tính của bạn không bị trở thành một zombie là chủ động giữ an toàn cho bản thân và tránh xa phần mềm độc hại. Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ cho bản thân an toàn nhất có thể:
- Update các ứng dụng phần mềm Internet thường xuyên nhất có thể. Những thứ như trình duyệt, chương trình trò chuyện, dịch vụ lưu trữ đám mây và những thứ khác – tất cả những thứ này đều yêu cầu truy cập Internet. Một lỗ hổng bảo mật trong một chương trình là cơ hội để phần mềm độc hại lợi dụng.
- Thường xuyên chạy các chương trình chống phần mềm độc hại và chống virus.
- Sử dụng tường lửa. Tường lửa đôi khi có thể khá phiền phức, nhưng nó là một phần quan trọng trong bất kỳ một hệ thống bảo mật nào. Đừng bỏ quên nó.
Thực hành thói quen sử dụng Internet an toàn và luôn cảnh giác với các liên kết đáng ngờ. Khi bạn lỡ tải về phần mềm độc hại, hãy loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Nhưng đồng thời, cũng đừng quá sợ hãi về việc lây nhiễm zombie. Điều này đúng là gây khó chịu, nhưng sẽ không phá hủy hệ thống của bạn. Chỉ cần tỉnh táo và bạn sẽ ổn thôi.
Link gốc: https://www.makeuseof.com/tag/what-is-a-zombie-computer/
Vân Nguyễn (dịch từ makeuseof.com)
Bình luận (0
)