Phần mềm độc hại là gì? Phần mềm độc hại hoạt động như thế nào?

Phần mềm độc hại là gì? Phần mềm độc hại hoạt động như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 04/09/2022

Phần mềm độc hại đang tràn lan trên mạng internet.  Hãy cùng FUNiX tìm hiểu cách nó hoạt động và cách bạn có thể ngăn ngừa các thiết bị của mình bị nhiễm.

Acer, hãng máy tính và điện tử khổng lồ của Đài Loan, đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công bằng ransomware REvil. Các hacker đã yêu cầu một khoản tiền chuộc kỷ lục là 50 triệu USD để giải mã dữ liệu an toàn.

Điều này không có gì ngạc nhiên: các cuộc tấn công như thế này ngày càng trở nên phổ biến hơn theo thời gian. Vậy phần mềm độc hại là gì? Thiết bị của bạn có thể bị nhiễm như thế nào? Chúng ta có thể thực hiện biện pháp phòng ngừa nào? Hãy cùng FUNiX tìm hiểu trong bài viết này. 

1. Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại (malware) là một chương trình máy tính được thiết kế để làm gián đoạn hoặc làm hỏng hoạt động bình thường của hệ thống.

Phần mềm độc hại thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi, nó sẽ làm hỏng dữ liệu của bạn. Nó cũng có thể đánh cắp và gửi dữ liệu cho các bên thứ ba, như được thực hiện bởi phần mềm gián điệp (spyware) — một loại phần mềm độc hại.

Tùy thuộc vào hành vi của chúng, phần mềm độc hại có thể được chia thành các loại chương trình độc hại khác nhau, trong đó các loại phổ biến nhất bao gồm vi rút, phần mềm gián điệp, sâu, phần mềm quảng cáo, trojan và ransomware.

BÀI LIÊN QUAN: 10 loại phần mềm độc hại phổ biến bạn nên biết

2. Lịch sử phần mềm độc hại

Vào khoảng năm 1967, một nhà khoa học nổi tiếng có tên John Von Neumann đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Lý thuyết về các ô tô tự tái tạo”. Trong đó, ông đã đề xuất một lý thuyết về sự ra đời của các chương trình máy tính trong tương lai gần có thể tự tái tạo.

Lý thuyết này đã trở thành hiện thực vào năm 1971.

Một người đàn ông tên là Bob Thomas đã tạo ra phần mềm độc hại đầu tiên với tên gọi Creeper để đùa nghịch với các đồng nghiệp của mình. Đây là một loại phần mềm độc hại mà ngày nay sẽ được phân loại là một loại sâu (worm). Nó chỉ đơn giản nhảy giữa các máy tính trên mạng và hiển thị thông báo, “TÔI LÀ CREEPER: HÃY BẮT TÔI NẾU BẠN CÓ THỂ,” (I’M THE CREEPER: CATCH ME IF YOU CAN) Nó vô hại và không gây ra bất kỳ vấn đề nào.

BÀI LIÊN QUAN: Ransomware là gì? Cách đối phó với ransomware? 

Đây là chuyện từ rất lâu trước đây. Chúng ta đã đi một quãng đường dài từ những chương trình đơn giản được thiết kế để chơi khăm đồng nghiệp.

Giờ đây, mã độc có khả năng đánh sập toàn bộ mạng lưới. Ví dụ như cuộc tấn công bằng ransomware WannaCry khét tiếng vào tháng 5 năm 2017 đã ngăn người dùng truy cập dữ liệu bằng cách mã hóa file của họ và yêu cầu tiền chuộc để giải mã.

3. Cách phần mềm độc hại hoạt động

Vậy các chương trình đe dọa này hoạt động như thế nào?

Sau khi xâm nhập vào hệ thống của bạn, phần mềm độc hại sẽ bắt đầu với các nhiệm vụ đã đặt của nó, từ theo dõi và ghi lại các hoạt động trực tuyến hoặc thông tin đăng nhập của bạn đến làm hỏng các tệp hệ điều hành của bạn.

Phần mềm độc hại có thể đến hệ thống của bạn từ nhiều nơi. Nó có thể di chuyển qua USB, tự đính kèm một chương trình bình thường hoặc lây lan qua các trang web độc hại.

Khi đã vào hệ thống của bạn, nó sẽ bắt đầu làm hỏng hệ thống của bạn một cách kín đáo cho đến khi rõ ràng là có gì đó không ổn.

4. Cách ngăn chặn tấn công bằng phần mềm độc hại

Bạn có thể tránh phần mềm độc hại bằng những cách sau:

4.1 Sử dụng phần mềm chống vi-rút

Nếu bạn không phải là một chuyên gia bảo mật mạng, phần mềm chống vi-rút chuyên nghiệp là một tiện ích bắt buộc phải có.

Thế giới an ninh mạng chuyển động rất nhanh, nhanh hơn người dùng thông thường có thể theo kịp. Khi bạn sử dụng một chương trình chống vi-rút, nó giống như giao trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng của bạn cho các chuyên gia, những người đi đầu trong việc bảo vệ mọi người khỏi các mối đe dọa trực tuyến.

BÀI LIÊN QUAN: Phần mềm chống vi-rút hoạt động như thế nào?

4.2 Tránh tải xuống lậu

Khi tải xuống phần mềm, game, phim hoặc bất kỳ sản phẩm kỹ thuật số nào khác lậu, bạn gặp phải nguy cơ phần mềm độc hại đi kèm.

Nguồn tải xuống rất quan trọng. Dù là torrent hoặc một số trang web của bên thứ ba khác, họ cũng cần phải kiếm tiền để lưu trữ các file này. Điều này thường được thực hiện bằng cách cài đặt phần mềm gián điệp — một loại phần mềm độc hại được cài đặt cùng với các tệp bạn tải xuống và ghi lại các hoạt động của bạn.

4.3 Thường xuyên cập nhật hệ điều hành

Tin tặc luôn tìm kiếm sơ hở trong các công nghệ hiện có, mày mò các trình điều khiển (driver) và hệ điều hành để tìm ra điểm yếu để cài cắm và phát tán phần mềm độc hại.

Và đó là lý do tại sao các nhà phát triển hệ điều hành luôn cập nhật và sửa bất kỳ lỗi nào vô tình phát sinh hoặc vá các lỗ hổng bảo mật có thể được sử dụng để chống lại bạn.

Dù bạn đang sử dụng nền tảng nào, Mac, Windows, Linux, iPhone hoặc Android: hãy nhớ luôn cập nhật hệ thống của bạn!

Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp những đường link kỳ lạ. Chúng có thể có trong email của bạn (thường có tệp đính kèm), trên ứng dụng hoặc trên trang web dưới dạng nút hoặc quảng cáo.

Đừng nhấp vào các đường link này .

Làm như vậy có thể dẫn đến việc cài đặt phần mềm độc hại vào hệ thống của bạn. Hãy nhớ rằng, các cuộc tấn công giả mạo vẫn là một trong những phương pháp phổ biến để cài đặt phần mềm độc hại vào hệ thống. Và nếu có một đường link mà bạn thực sự phải nhấp vào, trước hết hãy đảm bảo rằng nó an toàn.

4.5 Tránh sử dụng Wi-Fi mở

Tấn công xem giữa (Man-in-the-Middle) là một cách phổ biến nhất mà tin tặc sử dụng để lấy cắp các thông tin như ID ngân hàng và giao dịch, email, v.v. Ngoài việc theo dõi thông tin cá nhân, chúng cũng có thể dễ dàng cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của bạn.

Mặc dù Wi-Fi công cộng miễn phí hiển nhiên rất tiện lợi, nhưng thực sự chúng không đáng để sử dụng với những rủi ro về bảo mật chúng mang lại.

Nếu bạn thực sự cần sử dụng mạng công cộng, hãy đảm bảo rằng bạn ít nhất được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công xen giữa bằng cách cài đặt một VPN để bảo mật dữ liệu khi truyền.

BÀI LIÊN QUAN: Cách phòng chống tấn công xen giữa?

5. Đừng trở thành nạn nhân của phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại là một mối đe dọa an ninh mạng nghiêm trọng. Trên thực tế, tổn thất tài chính do phần mềm độc hại gây ra được dự đoán sẽ tăng lên con số khổng lồ: 10,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2025, tăng từ mức 3 nghìn tỷ đô la vào năm 2015.

Nhưng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, bạn có thể dễ dàng tránh được bất kỳ sự lây nhiễm phần mềm độc hại nào.

ĐỌC TIẾP: 9 cách để không bao giờ bị nhiễm vi-rút 

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-malware-and-how-does-it-work/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!