Chương trình đào tạo chuyển nghề cho người lao động "Cơ hội mới"

Tìm hiểu chương trình đào tạo chuyển nghề cho người lao động “Cơ hội mới”

Chia sẻ kiến thức 03/07/2023

Chương trình Cơ hội mới có nhiều khác biệt so với các chương trình đào tạo chuyển nghề phổ biến. Vậy, điểm khác biệt của cũng như hiệu quả mà chương trình này có thể mang lại là gì?

Chương trình đào tạo chuyển nghề cho người lao động “Cơ hội mới” cho thấy tiềm năng, triển vọng của dự án cũng như cơ hội cho người lao động để tìm đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Thông tin chung về chương trình đào tạo chuyển nghề  Cơ hội mới

Cơ hội mới là dự án hợp tác giữa FUNiX và US-SEGA – Chương trình Hỗ trợ tăng trưởng Kinh tế ở Châu Á. Cụ thể, theo nội dung hợp tác chương trình Hỗ trợ Tăng trưởng Kinh tế ở châu Á (US-SEGA) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dự kiến trao các học bổng khóa học IT tổng trị giá 50.000 USD cho đối tượng học viên là người lao động đang thất nghiệp hoặc có mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Các khóa đào tạo kéo dài 3-6 tháng, bao gồm chương trình Lập trình viên full-stack; Lập trình viên web, di động, java; Kiểm thử phần mềm… do FUNiX tổ chức. Các khóa học cũng là một phần trong dự án “Chuyển đổi số cho công nhân” mà FUNiX khởi động từ tháng 11/2021.

đào tạo chuyển nghề
Chương trình đào tạo chuyển nghề cho người lao động “Cơ hội mới” cho thấy tiềm năng, triển vọng của dự án cũng như cơ hội cho người lao động để tìm đến một tương lai tốt đẹp hơn. (Ảnh minh họa: Pexcels)

Khác biệt của “Cơ hội mới” và lời giải cho vấn đề người lao động thất nghiệp

Vậy, điểm khác biệt của chương trình Cơ hội mới cũng như hiệu quả mà chương trình đào tạo chuyển nghề cho người lao động này có thể mang lại là gì?

Giải quyết bài toán thất nghiệp của người lao động Việt theo hướng chuyển đổi số

Theo các chuyên gia, vấn đề người lao động thất nghiệp là một trong những vấn đề bức thiết cần giải quyết đặc biệt hậu Covid. Cùng với đó, chuyển đổi số khiến máy móc thay thế công việc của rất nhiều người, trong các nhà máy, công xưởng… Nhu cầu tuyển dụng không dừng ở lao động tay chân đơn thuần, cần người lao động có kỹ năng làm việc với máy móc, có hàm lượng kiến thức, chất xám nhiều hơn trong các hoạt động của mình. Vì vậy, giải quyết bài toán thất nghiệp của người lao động Việt theo hướng chuyển đổi số là hướng đi phù hợp với hoàn cảnh.

Thị trường hiện có nhiều nghề nghiệp liên quan đến số hóa, có nhiều công việc không đòi hỏi quá cao về trình độ tri thức mà chỉ cần có kiến thức nền tảng, cơ bản với các kỹ năng đặc thù. Các công việc này đi kèm dải lương hấp dẫn hơn so với công việc lao động tay chân đơn thuần. Đây là cơ sở để chương trình Cơ hội mới ra đời với các hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp người lao động học tập – chuyển đổi.

Phù hợp nhiều đối tượng, không nhất thiết cần học đại học

Để tham gia chương trình Cơ hội mới, học nghề IT, người lao động không nhất thiết cần học đại học và có thể bắt đầu ngay với các khóa đào tạo ngắn từ 4-6 tháng đến một năm. Qua đó, họ có thể chuyển nghề sang các vị trí tốt hơn mà không tốn quá nhiều thời gian.

Triển vọng từ chương trình Cơ hội mới

Khác với các chương trình đào tạo, dạy nghề thông thường, Cơ hội mới hướng đến trang bị các kĩ năng số hóa, giúp người lao động cạnh tranh bền vững trong bối cảnh hiện nay:

  • Tăng trưởng của các ngành CNTT mạnh mẽ, nhu cầu nhân lực cao. Nếu được trang bị kiến thức tốt, người lao động học tập, chuyển nghề hoàn toàn có thể đầu quân cho các công ty, doanh nghiệp này, đáp ứng bài toán nhân lực ngành CNTT và tìm được chỗ đứng.
  • Tăng trưởng của AI và robot cũng như xu hướng kinh doanh online và ecommerce dự đoán tăng 30% việc làm mới. Người lao động được học tập, trang bị kỹ năng sẽ thích ứng tốt với môi trường làm việc cùng AI – Robot cũng như đón các cơ hội do thương mại điện tử mở ra khi đã có đủ tri thức.

Vân Anh

>> Tin liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại