Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
- Con gái học khoa học máy tính có khó không? Review khóa Khoa học máy tính tại FUNiX
Table of Contents
Tự học khoa học máy tính là một hoạt động có thể mang đến cho bạn mức lương lên đến 10 chữ số trong một năm. Bạn muốn thử tìm hiểu và tự học khoa học máy tính nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng vì FUNiX sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.
1. Khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính là ngành giúp bạn có thể làm chủ mọi khía cạnh của máy tính bao gồm: thiết kế, chế tạo, vận hành và sửa chữa các yếu tố (phần cứng, phần mềm, hệ thống, mạng lưới) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khoa học máy tính được xem là ngành khoa học nền tảng có đóng góp cho hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
2. Tại sao bạn nên tự học khoa học máy tính
Khoa học máy tính đang là một trong những cái tên đi đôi với xu hướng phát triển của thế giới. Với mức độ quan trọng và cần thiết như thế, những cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính mang tới là vô cùng rộng mở.
Trong thời buổi công nghệ 4.0 vô cùng phát triển, việc tự học khoa học máy tính sẽ giúp chúng ta thích nghi tốt hơn trong thế giới ngày một thay đổi. Tuy nhiên, độ hot của ngành cũng tỷ lệ thuận với sự cạnh tranh cao về chất lượng nhân lực. Nói cách khác, bạn cần phải nghiêm túc đầu tư khi quyết định tự học khoa học máy tính bởi đây là một ngành nghề vô cùng tiềm năng và đầy hứa hẹn.
>>> Xem thêm bài viết: Ngành khoa học máy tính ra làm nghề gì, học ở đâu tốt nhất 2023
3. Ai có thể tự học khoa học máy tính?
Đối tượng có khả năng tự học khoa học máy tính vô cùng đa dạng. Đó có thể là sinh viên đang theo học ngành liên quan đến dữ liệu. Hoặc cũng có trường hợp một kỹ sư phần mềm đã tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, hay chỉ là một học sinh trung học có niềm đam mê với bộ môn này. Bất cứ ai có sở thích và hứng thú với xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến lập trình mạng đều có thể tham gia học khoa học máy tính.
Thời điểm thích hợp để bắt đầu học một cách nghiêm túc về khoa học máy tính là khi chúng ta nhận thức được lợi ích thực sự mà nó tạo ra. Theo một nghiên cứu mới đây, những sinh viên nói rằng họ thích học về máy tính vì đã được làm các dự án dữ liệu khá thú vị.
Bên cạnh đối tượng người trưởng thành, các bạn trẻ học cấp 2, cấp 3 cũng đều có thể học khoa học máy tính nếu có nhận thức đúng đắn về lĩnh vực cũng như tìm được một cơ sở đào tạo phù hợp.
>>> ĐỌC NGAY: Mức lương ngành khoa học máy tính – Lương cao nhất hiện nay?
4. Học khoa học máy tính ra làm gì?
Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống con người. Chúng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của chúng ta. Vì thế, học khoa học máy tính ra làm gì là câu hỏi có vô vàn đáp án hay.
Các phần mềm, ứng dụng và trang web được phát triển bởi công nghệ máy tính là những thứ mà chúng ta phải sử dụng hàng ngày, không thể tách rời. Khoa học máy tính luôn hiện hữu ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như mạng máy tính, học máy, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.
Theo thống kế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, máy tính và công nghệ thông tin là 1 trong 2 lĩnh vực ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất.
Báo cáo của VietnamWorks cho thấy: Trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính, CNTT tăng gấp 04 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại. Dự báo, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 900,000 nhân sự khoa học máy tính trong năm 2022 trên tổng nhu cầu 350.000 người của toàn thị trường.
Chính vì thế sự cần thiết của những ngành nghề liên quan tới khoa học máy tính như: Lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm; Chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng, chuyên viên xử lý phần cứng,… cũng từ đó mà ra đời.
>>> Xem thêm bài viết: Review khóa học Khoa học máy tính với Python của FUNiX
5. Tự học khoa học máy tính như nào?
Để có thể thành công gia nhập ngành khoa học máy tính, bên cạnh việc hiểu rõ về ngành, người học còn cần có một lộ trình học tập rõ ràng, cụ thể.
5.1. Các môn học cần biết khi tự học khoa học máy tính
Bước đầu tiên để tiếp cận với bộ môn khoa học máy tính đó chính là bạn phải nắm được các thuật toán học cơ bản. Đó là những thuật toán liên như đại số tuyến tính, xác suất thống kê, và các môn học tính toán khác trong lĩnh vực này.
Một môn học không thể thiếu nếu bạn muốn học tốt ngành khoa học máy tính đó chính là học lập trình. Các ngôn ngữ lập trình bạn cần phải thành thạo và nắm vững là Python, C++ hoặc Java. Bạn cũng cần thực hành kết hợp trên các trang HackerRank, LeetCode hoặc CodeSignal.
Sách và tài liệu về lập trình của các tác giải như Tom Mitchell, Andrew Ng, Stuart Russell là những bộ tài liệu “gối đầu” của không ít lập trình viên. Việc thực hành nghiên cứu và tham gia các dự án về cơ sở dữ liệu, khoa học máy tính cũng là một phương pháp thực tiễn giúp bạn có thể tiến bộ nhanh chóng. Vì vậy đừng bỏ qua bất cứ cuộc thi hay cơ hội nào giúp bạn trau dồi kỹ năng của mình bạn nhé.
5.2. Giải pháp tối ưu cho người tự học khoa học máy tính từ con số 0
Môn học này sẽ là một thử thách vô cùng cam go đối với những bạn mới bước đầu tiếp cận, tìm hiểu mà không có bất cứ sự hướng dẫn hay định hướng nào. Đừng lo, hãy để FUNiX giúp bạn trên hành trình này. Chỉ với một khoá học tại FUNiX, bạn sẽ thành thạo và ứng dụng hiệu quả các môn học ngành khoa học máy tính vào công việc cũng như cuộc sống của mình.
>>> Đọc thêm: Ngành khoa học máy tính: Học gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
6. FUNiX – địa điểm học khoa học máy tính đáng tin cậy
Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu về ngành khoa học máy tính, đừng bỏ qua cái tên FUNiX. Đến với hệ sinh thái học trực tuyến này, FUNiX cam kết cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức về mảng công nghệ thông tin.
Chương trình Khoa học máy tính với Python của FUNiX được thiết kế riêng cho các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 với mục tiêu đào tạo một thế hệ trẻ tương lai thành thạo công nghệ. Khi tham gia khóa học này, các bạn trẻ sẽ được cá nhân hóa lộ trình học theo đúng năng lực và học dưới hình thức chơi game thú vị với 3 học phần liên kết logic:
- Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
- Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
- Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.
Đến với FUNiX, trẻ sẽ được giảng dạy và hỗ trợ tận tình bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống bài giảng được thiết kế dựa trên nền tảng CodeCombat chất lượng.
Bên cạnh đó, FUNiX đào tạo 100% online, trẻ có thể chủ động, linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian của mình để không ảnh hưởng tới lịch trình học trên trường cũng như thời gian vui chơi cá nhân.
Sau khóa học, trẻ được trang bị kiến thức và kỹ năng về:
- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học máy tính, lập trình phần mềm.
- Sử dụng máy tính làm công cụ học tập và làm việc tốt hơn
- Hình thành tư duy logic mạch lạc và khả năng sáng tạo.
- Sử dụng được ngôn ngữ lập trình Python để tạo chương trình đơn giản.
- Tự thiết kế và xây dựng được trò chơi, website.
- Tận dụng được thế mạnh áp dụng công nghệ trong tất cả các môn học trên trường hoặc các lĩnh vực mà con theo đuổi trong tương lai.
- Phát triển các kỹ năng mềm: tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề,…
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết về chủ đề tự học khoa học máy tính. Mong rằng những thông tin chi tiết, đầy đủ phía trên sẽ giúp bạn đọc phần nào có một cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học này. Chần chờ gì nữa mà không tham gia cùng FUNiX để hưởng những tinh hoa của khoa học máy tính bạn nhé!
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính
Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm
Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?
Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)