Vuột mất cơ hội tuyển dụng vì thiếu định hướng khi mới chuyển nghề IT
Bạn là một người mới chuyển ngành IT, nhưng không có định hướng rõ ràng, thì chăc chắn bạn sẽ gặp bất lợi khi nắm giữ cơ hội tuyển dụng, dù cho đó là các vị trí ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào chăng nữa.
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- AI Docker trong học máy: Chia sẻ khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến
- Những yếu tố đánh giá triển vọng khi chuyển việc sang IT
- Tác động của AI trong quản lý vấn đề CNTT
Table of Contents
Nhiều người trẻ cho thấy họ hoàn toàn có thể tiếp nhận tốt các kiến thức công nghệ, sẵn sàng để chuyển nghề IT. Tuy nhiên, vì thiếu định hướng nghề nghiệp rõ ràng, họ đã vuột mất những cơ hội tuyển dụng hấp dẫn.
Mất cơ hội tuyển dụng vì thiếu định hướng ngành IT
Bạn là một người mới chuyển ngành IT, nhưng không có định hướng rõ ràng, thì chăc chắn bạn sẽ gặp bất lợi khi nắm giữ cơ hội tuyển dụng, dù cho đó là các vị trí ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào chăng nữa.
Trong chương trình Cơ hội cho ta của FUNiX, bạn ứng viên Trương Thu – người được cả 4 sếp đánh giá rất cao trong các vòng thi mở đầu vì sự quyết đoán, tài ứng biến khi xử lý các tình huống ở công sở. Tuy nhiên vào vòng thi cuối, Trương Thu đã chỉ nhận được duy nhất một lời đề nghị làm việc của sếp Phùng Xuân.
Lý do mà cả 3 sếp còn lại không chọn bạn, là bởi bạn chưa có một định hướng rõ ràng cho ngành IT.
Thu là một bạn trẻ chuyển ngành từ Tiếng Anh Thương Mại sang ngành lập trình. Và bạn cũng thừa nhận, mình chưa có sự tìm hiểu kĩ về các vị trí trong ngành. Học lập trình được bốn tháng, song Thu cũng chưa có những góc nhìn cận cảnh, mà mới chỉ mơ hồ sẽ đi theo hướng lập trình viên, hoặc Data Science theo hướng một người bạn gợi ý.
Đánh giá về điều này, các sếp cho rằng, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao, bởi họ luôn kiếm tìm một người đã có định hướng rõ ràng về công việc, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Thực tế, không ít nhà tuyển dụng phải lắc đầu tiếc nuối, khi gặp những lập trình viên rất tiềm năng về chuyên môn, nhưng sau vài năm làm việc tại doanh nghiệp, họ lại chưa khẳng định được hướng đi của bản thân, chưa định vị và thể hiện rõ ràng trong bất kỳ vai trò nào. Điều này gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi cân nhắc các bạn vào các vị trí cao hơn.
Lời khuyên cho các bạn mới chuyển ngành khi đi phỏng vấn
Lý do khiến các bạn mới chuyển ngành chưa tìm được định hướng nghề nghiệp là bởi các bạn chưa thực sự “Ráo riết” tìm kiếm hướng đi rõ ràng, không biết nên tập trung vào đâu.
Khi chuyển nghề, có thể nói, quỹ thời gian dành cho phát triển sự nghiệp của các bạn đã không được dài rộng như những người theo nghề ngay từ đầu, nên việc xác định “mũi nhọn” – định hướng để theo đuổi lại càng cần thiết.
Vậy, làm thế nào để có thể xác định rõ hướng đi cho mình, chinh phục nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn?
Lời khuyên là: Thứ nhất, bạn nên research tất cả các vị trí trong ngành, có nền tảng IT tương đối. Bạn đánh giá các kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm nền tảng để xem những điều mình đang có phù hợp với vị trí nào?
Không nên cứng nhắc theo đuổi những vị trí quen thuộc như lập trình viên, bởi các vị trí chuyên môn này thường đòi hỏi kiến thức sâu, thời gian rèn luyện và đầu tư cho chuyên môn dài hơi.
Thứ hai, bạn nên tranh thủ học tập thật nhanh, gấp gáp với quyết tâm và sự kiên trì mới có thể chinh phục một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và nhiều cạnh tranh như công nghệ thông tin. Trong hành trình ấy, những mentor, người đi trước rất cần thiết để bạn tham khảo ý kiến, học hỏi.
“Nên chọn làm gì trong nghề IT? Tuổi trẻ, thời gian là cơ hội là thành công. Chúng ta không có nhiều thời gian, chúng ta không có nhiều cơ hội làm lại” – đây là lời khuyên của mentor Đinh Hồng Dương của FUNiX dành cho các bạn chuyển nghề sang ngành IT. Với lựa chọn chuyển ngành, mong rằng các bạn có cái nhìn đúng đắn, linh hoạt để chớt lấy những cơ hội thực sự cho mình.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)