Xu hướng chuyển việc trong đại dịch covid của giới trẻ

Xu hướng chuyển việc trong đại dịch covid của giới trẻ

Chia sẻ kiến thức 07/02/2022

Tham gia một khóa học thiết kế đa phương tiện, dành thời gian học tiếng Anh và sống nhờ khoản tiết kiệm eo hẹp, Khánh âm thầm dự định chuyển việc sau đại dịch.

Dù dịch bệnh Covid khiến tình hình việc làm, lương, thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng giới trẻ nổi lên xu hướng chuyển việc, tìm cho mình những cơ hội sự nghiệp mới mẻ, triển vọng hơn.

chuyển việc
Xu hướng chuyển việc xuất hiện trong Covid ở giới trẻ.

Xu hướng chuyển việc mùa Covid

Sau hơn một năm cầm cự với công việc của một nhân viên Marketing trong giãn cách cùng mức lương “không bị cắt giảm là may”, Khánh (30 tuổi, Tp.HCM) quyết định nghỉ việc dù cậu đã làm việc ở công ty cũ tới 5 năm liền.

“Nhịp độ làm việc căng thẳng, công việc không có nhiều tiềm năng đột phá, nên mình nghĩ nên tìm một hướng đi khác” – Khánh cho biết. 

Tham gia một khóa học thiết kế đa phương tiện, dành thời gian học tiếng Anh và sống nhờ khoản tiết kiệm eo hẹp, Khánh âm thầm dự định chuyển việc sau đại dịch.

“Covid đã khiến mình nhận thức ra mình cần chăm sóc cho bản thân và gia đình nhiều hơn” – Khánh nói. Anh cho biết, sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn nhưng có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tính đến việc đầu tư – kinh doanh hay đơn giản là sống chậm lại.

Khánh không phải là số ít. Nhiều người trẻ lựa chọn chuyển việc bất chấp đại dịch Covid khiến người ta lo sợ về một tương lai bất định, thiếu việc làm. 

Thủy, một người làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng từ chối cơ hội thăng chức để chuyển việc sang ngành IT vì cô cảm thấy “kiệt sức vì công việc đầy áp lực”.

Những chỉ tiêu đầy ắp, những buổi tối làm việc muộn như cơm bữa; chuyện chưa có bạn trai và áp lực lập gia đình cũng khiến cho Thủy không khỏi âu lo.

“Mình muốn tìm kiếm một công việc thoải mái hơn, đỡ cạnh tranh hơn, và thậm chí là làm việc tự do cũng được” – Thủy cho hay.

Nguyễn Linh (Hà Nội) bỏ công việc có mức lương 15 triệu/ tháng, ở vị trí Teamlead để chuyển sang làm Tester sau khóa học Tester online kéo dài hơn một năm, vì muốn được theo đuổi ngành IT mà mình yêu thích từ lâu. Linh cho biết, mức lương ở vị trí mới thấp hơn nhiều so với việc cũ, nhưng cô cảm thấy thoải mái, cũng như nhìn thấy triển vọng cho nghề của mình – thay vì chỉ đếm lương tăng nhỏ giọt.

Rất nhiều người trẻ như Khánh, như Thủy hay Linh… thì lựa chọn bỏ việc để khởi nghiệp, hoặc gắn bó với các công việc partime. Họ không còn trông đợi quá nhiều vào chế độ bảo hiểm, tiền lương tăng theo thâm niên mà mong muốn được lựa chọn nhiều hơn cho sự nghiệp của mình, được làm ngành nghề mình yêu thích thực sự.

Tình trạng “siêu nhảy việc”

Theo một kết quả khảo sát trực tuyến do Anphabe thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8/2021, thế giới đang diễn ra xu hướng dịch chuyển lớn về việc làm trong đại dịch, bất chấp tỉ lệ thất nghiệp đang cao, chiếm tới 2,52% nguồn nhân lực. Tình trạng này diễn ra khắp nơi từ Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Việt Nam…. Tỉ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng đang thấp nhất, chỉ 46% nguồn nhân lực.

Theo đó, nhiều lý do dẫn đến sự biến động nghề nghiệp như môi trường làm việc căng thẳng, sự mất kết nối với công ty và đồng nghiệp trong đại dịch khiến các nhân viên cảm thấy bất an… Hơn nữa, các nhân viên “siêu nhảy việc” gia tặng sau một thời gian dài dịch bệnh Covid diễn ra.

Theo ghi nhận của khảo sát thì nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm “siêu nhảy việc”. Đây là nhóm nhân viên có xu hướng thay đổi công việc nhanh gấp 2 lần so với trung bình những nhân sự cùng nhóm tuổi, 19% là thuộc nhóm “siêu trung thành”. Đây là nhóm nhân viên có thời gian gắn bó trung bình với công ty lâu gấp 2 lần những người cùng nhóm tuổi khác, còn lại 64% được coi là nhóm “tiêu chuẩn”. Nhóm siêu nhảy việc có thời gian gắn kết với doanh nghiệp chỉ khoảng 2 năm, thấp hơn tới một nửa so với nhóm tiêu chuẩn, cho rằng thời gian gắn kết với doanh nghiệp là 4,5 năm và nhóm trung thành là 12 năm.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!