Lập trình C++ nâng cao | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Thông tin chung

Lập trình Hướng đối tượng là một trong những phương pháp lập trình mà hầu hết các lập trình viên đều phải biết và sử dụng thành thạo. Khóa học này là sự tiếp theo của khóa học Lập trình C++ cơ bản và giúp học viên hiểu sâu sắc hơn những khái niệm, phương pháp luận về lập trình hướng đối tượng với C++. Mỗi bài học được trình bày với lý thuyết và ví dụ minh họa dễ hiểu. Sau khi học xong khóa học này, học viên có thể nắm vững được kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cũng như dễ dàng tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình khác. Bên cạnh đó học viên cũng được trang bị các kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong C++.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được thực hành thông qua các bài exercise, lab và project để có nhiều kỹ năng lập tình hơn, giúp sinh viên dễ dàng nắm vững kiến thức về Hướng đối tượng và lập trình nâng cao với C++.

Mục tiêu môn học

    Nắm được những tính chất hướng đối tượng trong C++ (kế thừa, đa hình, hàm hủy, hàm tạo, hàm ảo, namespace)

    Nắm được khái niệm generic programming, generic algorithms, template trong C++

    Nắm được về kiểm soát ngoại lệ (exception handling) trong C++

    Nắm được về các cấu trúc dữ liệu trong C++ (stack, queue, list, tree)

    Nắm được về các giải thuật sắp xếp cơ bản với C++ (selection sort, insertion sort, merge sort, quick sort)

    Nắm được về các giải thuật tìm kiếm cơ bản với C++ (linear search, binary search)

    Nắm được về khái niệm container trong C++ (sequential container, associative container)

    Nắm được về khái niệm stream input/output và string stream, có thể thao tác vào ra dữ liệu được với file

    Nắm được về khái niệm generic và có thể thực hiện cài đặt generic function, generic class và thao tác các thuật toán với generic

Trải nghiệm học tập

Phần 1: Lập trình hướng đối tượng với C++

Tính kế thừa (Inheritance)

Tính đa hình (Polymorphism)

Phần 2: Lập trình generic, xử lý ngoại lệ, luồng vào/ra

Lập trình generic

Xử lý ngoại lệ (exception)

Luồng vào/ra (Input/Output stream)

Phần 3: Các Container & và các giải thuật generic

Sequential Containers

Sử dụng nguồn tài liệu chính từ Google Apps Learning Center

Các giải thuật generic

Phần 4: Các cấu trúc dữ liệu và giải thuật phi STL

Các cấu trúc dữ liệu phi STL (Non-STL Data structure)

Các giải thuật phi STL (Non-STL Algorithm)

Phần 5: Namespace & Lớp String

Namespace

Lớp String

Nguồn học liệu

Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.

Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nghiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.

Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Udemy

Chi tiet Mon hoc 1

Đừng ngần ngại!

Bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị nền tảng cùng FUNiX!

Chi tiet Mon hoc 1
  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!