Định hướng học CNTT: Có nên đổ xô vào đại học?
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Xu hướng và dự đoán AR/VR trong những năm tới
- 10 Xu hướng tại nơi làm việc công nghệ hàng đầu năm 2024
- Khám phá 10 xu hướng sản xuất hàng đầu năm 2024 Phần 2
Table of Contents
Mới đây, trên Facebook cá nhân của mình, anh Nguyễn Hữu Tuất – sáng lập viên PeaceSoft, Chợ điện tử, gần đây nhất là mpos.vn – đã có chia sẻ tâm huyết và phân tích về định hướng và cơ hội cho các bạn trẻ học CNTT.
Xem thêm chia sẻ trên Facebook của tác giả: Post 1; Post 2
“Mình khuyên các bạn có một chút năng khiếu khối A có thể học CNTT không cần vào đại học. Mất 1 năm học cơ bản sau đó đi làm, 4 năm sau là có 3 năm kinh nghiệm, không cần xuất sắc là cũng có mức lương từ 700-1.000$. Chưa kể các bạn cũng có thể kiếm thêm tiền từ công việc Freelancer khác, vừa không tốn cơm bố mẹ, có việc làm sớm, tích luỹ kinh nghiệm sống và chắc chắn thành công hơn các bạn cố học để lấy cái bằng giỏi.”
1. Ngành CNTT có vẻ đang HOT, nhưng nó đúng là HOT thật, vì sao lại thế?
1. Các công ty Startup công nghệ chỉ mất 3-5 năm có thể xây dựng công ty TỶ ĐÔ, bằng các ngành truyền thống khác mất 15-20 năm.
2. Hiện tại và tương lai của thế giới đang phụ thuộc vào CNTT: Smartphone, máy tính, rôbốt tự động, AI, trợ lý ảo …
3. Nhà nhà, ngành ngành, người người nói về khởi nghiệp, sáng tạo đổi mới, những cơ hội đổi đời, các cơ làm công dân toàn cầu …
2. Vậy cụ thể, ngành CNTT sẽ có những ngành nghề và tương lai sự nghiệp như thế nào?
1. Lập trình viên phát triển ứng dụng: Được chia làm 5 ngành chính: Mobile App (viết các phần mềm chạy trên smartphone như iOS/Android), Web developer (viết các trang web), Application Developer (viết các phần mềm ứng dụng trên máy tính), IoT (Viết các phần mềm nhúng trên các loại thiết bị điện tử), AI (Trí tuệ nhân tạo). Lương khoảng từ 600$- 2.500$.
2. Quản trị viên hệ thống: Bao gồm từ thấp tới cao: Technical supporter (cài đặt phần mềm và vận hành dạng đơn giản trên PC), System Administrator (Cài đặt quản lý các hệ thống ứng dụng phức tạp hơn trên máy chủ), System Architecture (Thiết kế các hệ thống hạ tầng cao hơn), Database Administrator (Xây dựng và quản lý các hệ thống CSDL), Security (Quản lý ANTT, Bảo mật). Lương cũng theo cấp độ, khoảng từ 350$-5.000$.
3. Quản trị chất lượng/Quản lý dự án: Bao gồm các vị trí như Phân tích yêu cầu người dùng (Viết tài liệu về dự án), Tester (Kiểm thử phần mềm), QA (Quản lý chất lượng, tiến độ dự án, phần mềm): Lương các vị trí này cũng tuỳ thuộc, start từ 300$-2.500$.
4. Thiết kế sản phẩm: Mục này bao gồm User Interface (UI) và Thiết kế sản phẩm (Tính năng, quy trình hay còn gọi là UX), Thiết kế đồ hoạ/In ấn (Quảng cáo, banner, poster …). Lương thường từ 300$-2.500$.
5. Các loại quản lý: CTO, CIO, CSO, CAO, CDO, CD … tuỳ vào quy mô các công ty: Lương 1.000$-5.000$.
6. Một số trường đẻ ra 1 số ngành liên quan tin học, CNTT, hệ thống thông tin … nhưng học xong ko biết làm gì.
>>> Đọc ngay: FUNiX – Học lấy bằng đại học trực tuyến giá trị ngang bằng đại học chính quy
3. Vậy bắt đầu từ đâu? Nên học CNTT như thế nào?
1. Những người giỏi trong tất cả các lĩnh vực trên hoặc là TỰ HỌC, hoặc là có SỰ PHỤ GIỎI chỉ giáo.
2. Tất cả các ngành nghề trên, đều chia ra các level từ Beginer (mới bắt đầu), 1-2 năm kinh nghiệm, 3-5 năm kinh nghiệm, 5-8 năm kinh nghiệm, người Việt trên 8 năm kinh nghiệm thì thường không muốn làm chuyên môn nữa. Do đó, muốn biết sự khác nhau giữa các vị trí này, cần chọn môi trường làm việc ở công ty đủ lớn.
3. Năng lực làm việc được đánh giá như thế nào để xếp hạng: Đa số là thông qua các dự án đã từng triển khai và năng lực tư duy, thái độ làm việc, khả năng học hỏi cái mới. Nói chung là công ty có cơ hội phát triển cao thì nhân viên được coi trọng và đánh giá cao hơn là công ty làng nhàng, mãi không lớn.
4. Để bắt đầu, có thể vào đại học hoặc qua các trung tâm học một vài khoá để làm quen cơ bản, sau đó tự học. FUNiX có thể là một lựa chọn tốt (quảng cáo giúp anh Nguyễn Thành Nam)
5. Đây là ngành đòi hỏi tư duy logic, vì thế việc đầu tiên là phải có TUY DUY LOGIC, có thể có 1 vài bài test để đánh giá tư duy logic này (sẽ gửi link sau), sau tư duy logic thì mới đến tính cách và năng khiếu đặc biệt.
4. Học xong ra làm ở đâu?
1. Công nghệ thông tin có thể nói là ngành KHÔNG TIÊU CỰC, tóm lại là phải có năng lực thật sự và bạn được chào đón, không có chuyện chạy chọt hay tốn tiền xin việc.
2. Có thể làm freelancer, lên các trang freelance nhận việc, hoặc làm project đơn lẻ.
3. Nguồn nhân lực này đều đang thiếu với các công ty CNTT Việt Nam (FPT, Nexttech lúc nào cũng cần
4. Làm việc cho các công ty nước ngoài
5. Tự lập công ty, khởi nghiệp.
5. Vậy có nên theo nghiệp này không?
Thực sự thì ngành nào cũng có cơ hội thành công như nhau, tuỳ thuộc vào năng lực, đam mê và THÁI ĐỘ của mỗi người.
Cuối post, anh Tuất không ngần ngại chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng của công ty anh đang phụ trách: “Mình dự định tuyển 10 bạn đào tạo cả 05 ngành trên, xem thử sau 03 năm lương có được tối thiểu 1.000$ không và có bạn nào lên được level 2.500$ không? Không nhiều người lại bảo mình chém
>>> Nếu bạn cũng muốn theo đuổi lĩnh vực lập trình, tìm hiểu ngay các khóa học CNTT của FUNiX tại đây:
>>> Tin liên quan:
- Phó Hiệu trưởng ĐH Deakin (Úc): FUNiX Way là tương lai của bất kì môi trường học tập nào
- ĐH Deakin – FUNiX hợp tác: Diều thú vị về đại học hàng đầu thế giới
- FUNiX hợp tác ĐH Deakin, mở thêm cơ hội lấy bằng đại học Australia
Bình luận (0
)