DIY (Do it yourself) “nhen nhóm” trong nền Giáo dục Việt Nam
- Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
- Đài VOH phỏng vấn Founder FUNiX về xCareer: “Thái độ tìm việc quan trọng hơn trình độ”
- Đài ABC News (Mỹ) phỏng vấn Founder FUNiX
- Founder FUNiX chia sẻ về "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học"
- Founder FUNiX: Hiện tại là thời đại của đào tạo phi truyền thống
Huyền Trang
DIY trong Giáo dục đó là người học sẽ tự lựa chọn chương trình học, cách học, thời gian học phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Do it yourself (DIY, tự tay làm lấy) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc xây dựng, sửa đổi, hoặc sửa chữa một cái gì đó mà không có sự trợ giúp của các chuyên gia.
Trong những năm gần đây, DIY có một ý nghĩa rộng hơn bao gồm một loạt các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống.
DIY trong Giáo dục đó là người học sẽ tự lựa chọn chương trình học, cách học, thời gian học phù hợp với nhu cầu của bản thân. Các khóa học trực tuyến tương đối rẻ sẽ giúp người học tiếp cận với nhiều lĩnh vực kiến thức mà chỉ phải trả chi phí thấp hơn nhiều sơ với một khóa học của một trường đại học truyền thống. Ở các nước phát triển, phong trào này đã nổi lên từ rât lâu trước đó, khoảng những năm 1960-1970 và đến nay đã được biết đến tại Việt Nam.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thành Nam – người sáng lập Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX, Úc – đất nước có nền giáo dục Đại học thực dụng nhất trên thế giới cũng đã áp dụng DIY Education.
“Sớm hay muộn, nền giáo dục đại học sẽ phải đối mặt với việc sinh viên tự quyết định chương trình học của họ tùy theo những điều kiện cá nhân và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Họ sẽ sẵn sàng rời bỏ trường để đi làm khi có những hình thức đào tạo khác phù hợp hơn. Các trường Đại học chưa đánh giá đúng mức mặt trận cạnh tranh mới này!” – TS Thành Nam dẫn lời Chủ tịch Hội đồng tiêu chuẩn Đại học Úc, giáo sư Peter Shergold, phát biểu trên tờ “The Australian” ngày 26/7.
“Giáo dục trực tuyến đã là một xu thế không thể đảo ngược và đang phát triển rất nhanh tại Hoa kỳ. Hiện nay, khoảng 28% sinh viên Mỹ lấy ít nhất một khóa trực tuyến trong chương trình đại học, và khoảng 14% sinh viên Mỹ học hoàn toàn trực tuyến để lấy bằng ĐH và sau ĐH. Giáo dục trực tuyến trở nên phổ biến nhất trong các chương trình sau đại học. Khoảng 1/4 sinh viên sau đại học tham gia các chương trình hoàn toàn trực tuyến” – theo “phù thủy truyền thông” Nguyễn Thanh Sơn – nguyên Giám đốc T&A Ogilvy.
Anh Sơn là người đã đến rất nhiều nước trên thế giới, tiếp cận rất nhiều nền giáo dục và mới đây, bắt kịp xu thế DIY trong giáo dục, anh đã cho “ra mắt” Hệ thống đào tạo trực tuyến MVV Everlearn chuyên đào tạo Marketing online.
Ứng dụng DIY vào hệ thống giảng dạy, Tổ chức Giáo dục Trực tuyến kiểu FUNiX cho ra đời FUNiX Way – với cốt lõi là việc học online, học liệu MOOCs (Massive Open Online Courses – Môn học trực tuyến mở cho đại chúng), Mentoring (hình thức hỗ trợ online) và Cộng đồng. Mentor ở đây là các chuyên gia CNTT đồng thời là các nhà tuyển dụng sẽ giải đáp các thắc mắc của học viên trong suốt quá trình học. Việc này giúp người học có mối quan hệ mật thiết với nhà tuyển dụng, từ đó giúp họ sớm có việc làm phù hợp mà chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản nhà tuyển dụng yêu cầu.
Thực tế đã chứng minh, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, FUNiX đã có chỗ đứng nhất định trong hệ thống Giáo dục Việt Nam. Chương trình học được xây dựng dựa trên yêu cầu của nhà tuyển dụng, ở đây FPT Software là đối tác chính. Người học không nhất thiết phải học theo chương trình quy định mà có thể chọn các chứng chỉ riêng lẻ theo nhu cầu bản thân, học đến đâu sẽ cấp chứng chỉ đến đó.
Tin tưởng vào con đường đã chọn, T.S Nguyễn Thành Nam – nhà sáng lập FUNiX hào hứng chia sẻ: “FUNiX đã sớm có cơ hội tiếp cận với xu thế mới này và cũng cương quyết sẽ nắm chắc nó để có thể thay đổi và dẫn đầu”.
Bình luận (0
)