FUNiX là ngôi trường không an toàn nhưng tôi và hàng trăm sinh viên khác lại cứ muốn vào học

‘Với tôi FUNiX là ngôi trường không an toàn’

Góc nhìn 25/06/2021

Chương trình thiết kế ở FUNiX có yêu cầu cao là thế, đòi hỏi người học phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Vậy tại sao tôi và hàng trăm sinh viên khác lại cứ muốn vào ngôi trường không an toàn này?

Ngôi trường không chỉ có ông bụt, bà tiên

Chào mừng bạn đến với ngôi trường đại học thứ hai mà tôi được học – ngôi trường ảo mang tên FUNiX – dạy về công nghệ thông tin. FUNiX có những Hannah – giáo viên chủ nhiệm – hết sức dễ thương, sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ, động viên khi bạn cần. Cũng có những người bạn cùng học thân thiện, có thể chưa gặp mặt nhau bao giờ nhưng sẵn sàng giải thích, hướng dẫn để bạn hiểu bài, thậm chí là chuyển luôn bài làm để bạn copy.

Nhưng-Đời-Không-Như-Là-Mơ, việc học tập ở FUNiX theo tôi hoàn toàn không an toàn bạn nhé. Với đặc điểm là học trực tuyến, khả năng bạn phải tự giác và tự học rất quan trọng. Nếu không thấm nhuần FUNiX Way (tự học, tự sắp xếp thời gian tìm hiểu những kiến thức được cung cấp) mà chỉ dựa vào thầy cô, bạn bè, thì khả năng bạn pass được qua môn là rất khó. Tôi đã từng lười biếng, hỏi những câu hỏi lơ mơ; và mentor trả lời tôi một câu rất gọn “Em tự Google nhé”.

Mentor và sinh viên FUNiX trong phần trao đổi với sinh viên kiến thức IoT trong khuôn khổ một buổi offline tháng.
Mentor và sinh viên FUNiX trong phần trao đổi với sinh viên kiến thức IoT trong khuôn khổ một buổi offline tháng.

Ở FUNiX bạn cũng đừng mong học tàng tàng, đạt 5 điểm để mà qua môn. Cá nhân tôi đánh giá bài Assignment (bài tập lớn) trong mỗi môn học là phần hay nhất của chương trình. Nhưng cũng vì phần này mà tôi mấy lần dở khóc dở cười. Bài Assignment được thiết kế giống yêu cầu một công việc thực tế, bạn phải hoàn thành tất cả các tiêu chí bắt buộc để qua môn, không có chuyện học tàng tàng mà làm được bạn nhé. Với Assignment, bạn sẽ có mọi cảm giác: mông lung như một trò đùa, tự Google rồi cũng bó tay, hỏi mentor xong cũng chẳng ăn thua, bực bội vì một tiêu chí mà làm đi làm lại không được, và cảm giác mà tôi thích nhất – cảm giác “Khoái” khi chinh phục được bài này.

Không an toàn thì có gì xấu?

Chương trình thiết kế ở FUNiX có yêu cầu cao là thế, đòi hỏi người học phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Vậy tại sao tôi và hàng trăm sinh viên khác lại cứ muốn vào ngôi trường không an toàn này? Để trả lời câu hỏi này tôi xin nói qua về một khái niệm mang tính hàn lâm một tí. Đó là “Vùng an toàn”. 

Vùng an toàn là khái niệm được hiểu đơn giản là những nơi, những công việc, những điều kiện… mang lại cho bạn cảm giác an toàn, thoải mái, ổn định nhất. Sống trong vùng an toàn thì thoải mái, ổn định là thế nhưng theo tôi với cuộc sống, công nghệ không ngừng thay đổi như hiện nay thì người sống trong vùng an toàn thường có một đặc điểm là “Nghèo bền vững”.

Sinh viên FUNiX tham dự seminar “Applied Data Science in Momo” tại MOMO (TP. HCM).
Sinh viên FUNiX tham dự seminar “Applied Data Science in Momo” tại MOMO (TP. HCM).

Ví dụ về sự thành công khi dám thoát ra khỏi vùng an toàn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều dẫn chứng minh họa. Về vĩ mô, như tình hình đói nghèo, lạc hậu ở Việt Nam, Trung Quốc trong thời kỳ sống trong “vùng an toàn”, bế quan, toả cảng; và sự phát triển, tiến lên khi thoát ra ngoài vùng này, tiến hành cải cách, phát triển kinh tế. Về cá nhân, như ví dụ Bác Hồ thoát khỏi vùng an toàn, ra đi tìm đường cứu nước ở trời Tây; hay là một ví dụ mà tôi rất thích là ông già KFC, 69 tuổi vẫn cố gắng tìm cách chế biến bột chiên giòn để làm giàu cho bản thân, cho chúng ta món gà rán KFC tuyệt vời hiện nay.

Trở lại trả lời câu hỏi “Tại sao tôi và hàng trăm sinh viên FUNiX khác lại cứ muốn học tập ở ngôi trường này?”. Theo tôi là do FUNiX cung cấp cho chúng tôi – những người đã đi làm, những người không cảm thấy an tâm với vùng an toàn của mình hiện tại, những người có đam mê với công nghệ thông tin nhưng chưa thực hiện được – một cơ hội được sống với công nghệ thông tin mà không bị bó buộc bởi không gian, thời gian, không nơi nào có được.

Ước mơ từ ngôi trường ảo mang tên FUNiX

Tôi có dịp nghe thầy Nguyễn Thành Nam – người sáng lập FUNiX – chia sẻ là thầy mong muốn FUNiX là một bước đột phá giống như sự kiện Liên Xô lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ.

Sinh viên FUNiX trong Lễ Khai giảng của Trường tổ chức theo hình thức online.
Sinh viên FUNiX trong Lễ Khai giảng của Trường tổ chức theo hình thức online.

Tôi cũng có dịp trò chuyện cùng thầy Phan Phương Đạt – người điều hành FUNiX, thầy kể là khi quyết định gắn bó với FUNiX, thầy cũng không hề dựa trên một báo cáo, một dự toán tài chính nào rằng FUNiX chắc chắn thành công; mà thầy quyết định dựa vào khả năng thành công và những thay đổi mà FUNiX có thể mang lại cho nền giáo dục Việt Nam.

Và còn nhiều ước mơ nữa của hàng trăm sinh viên chúng tôi từ ngôi trường này. Chúng tôi muốn có cơ hội được đổi nghề, có cơ hội được sống với đam mê, được vùng vẫy trong vùng không an toàn để thành công, được trở thành những Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Nguyễn Hà Đông của Việt Nam.

Có thể bạn cho rằng những ước mơ trên là mơ mộng, hão huyền, không thực tế. Đâu có sao! Có thể nó sẽ không trở thành hiện thực , có thể chúng tôi chẳng trở thành ai cả; nhưng hằng ngày được sống và nỗ lực để theo đuổi, thực hiện ước mơ, đam mê của bản thân, mong muốn làm giàu cho bản thân và đất nước thật không tuyệt vời quá hay sao!

Lý Quốc Bình

Sinh viên FUNiX

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại