Học tập suốt đời | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Học tập suốt đời

Góc nhìn 28/08/2017

Trần Nam Dũng

Có người làm xong Tiến sĩ rồi thì coi rằng “mục tiêu cuộc đời” đã hoàn thành và chẳng còn phải học tập gì thêm nữa “ít nhất là trong học thuật”. Họ không biết rằng tấm bằng tiến sĩ mới chỉ là “tấm giấy thông hành” để chúng ta bước vào thế giới của khoa học. Còn đi được đến đâu? Đi bao xa? Có đến được đích không? Đó lại là cả một câu chuyện dài về sau. Từ một Tiến sĩ có thể cho gia một nhà khoa học lừng lẫy có nhiều cống hiến, nhưng từ một Tiến sĩ cũng có thể trở thành một người bình thường “có bằng Tiến sĩ”.

Đấy chỉ là một ví dụ. Nếu cứ ngủ quên trên chiến thắng, tự mãn với bản thân, thoả mãn với hiện tại thì 20 năm sau, có thể ta vẫn giống y ta hôm nay. Đối với một con người, dừng lại tức là đi lùi.

 

Ngày tôi học lớp 9, khi tôi có phát biểu một câu nói có ý hơi kiêu căng, tự mãn, cô Huỳnh Thị Huyền Yến, cô giáo chủ nhiệm của tôi đã đọc cho tôi nghe một câu nói như thế này “Đừng bao giờ coi mình là tượng đài mà bao người khác ngưỡng mộ. Tượng đài đứng đó để đoàn người hướng tới, nhưng rồi đoàn người sẽ đi qua và để lại tượng đài ở phía sau”.

Lên lớp 10, thầy giáo chủ nhiệm của tôi, thầy Lê Hoành Phò, lại cho chúng tôi một câu nói khác “Mỗi bức tường là một cánh cửa. Mỗi cánh cửa là một bức tường”.

Tôi đã học đức tính khiêm tốn và tinh thần học hỏi không ngừng từ những người thầy, người cô đáng kính của mình.

ESQ0413-What-ive-learnt-Tran-Nam-Dung

Để hiểu tại sao ta phải học tập suốt đời, trước hết ta cần đặt câu hỏi: Học để làm gì?

Có nhiều mức độ của mục tiêu học tập. Học để chuẩn bị vào đời. Học để tồn tại. Học để kiếm sống. Học để thích nghi và phát triển. Học để hoàn thiện bản thân. Học để giúp ích.

Tôi sẽ không sa đà vào phân tích từng mục tiêu này mà chỉ tản mạn vài ý.

Một là cuộc sống này luôn thay đổi (đặc biệt là trong thời đại này). Nếu không học là ta sẽ bị thụt lùi và đứng ngoài dòng chảy của cuộc sống. Có bao nhiêu ngành nghề trước đây nhẹ nhàng và “hái ra tiền” nay trở nên khó khăn, thậm chí biến mất. Đơn cử ví dụ nghề chụp ảnh ở các danh lam, thắng cảnh. Ngày xưa chỉ cần sắm được cái máy ảnh, bộ đồ nghề và học đôi chút là có thể tác nghiệp kiếm tiền. Ngày nay, khi bùng nổ máy ảnh số, smartphone chụp dễ và đẹp lung linh thì nghề này gặp khó ngay, và muốn kiếm được tiền phải biết làm được những gì mà máy ảnh bình thường không làm được. Tức là phải học, phải tìm tòi, phải sáng tạo.

Hai là có nhiều cách để thành công trong cuộc đời. Mỗi người sẽ chọn con đường đi và cách đi của mình. Ta có đi xa được hay không không chỉ phụ thuộc vào thời điểm xuất phát mà còn phụ thuộc vào vận tốc và gia tốc của chuyển động. Vận tốc là những gì ta đang có, còn gia tốc có được là nhờ sự học hỏi. Abraham Lincoln có một câu nói nổi tiếng “Nếu cho tôi 6 giờ để hạ một cây, tôi sẽ dùng 4 giờ đầu để mài chiếc rìu”. Mài rìu ở đây tức là học đấy.

Ba là con người ta chẳng ai hoàn thiện ngay từ lúc sinh ra. Cuộc sống bản chất là một quá trình để hoàn thiện bản thân. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn học hỏi, không bao giờ tự thoả mãn, đó là cách tốt nhất để hoàn thiện mình. “Tam nhân đồng hành ắt hữu ngã sư yên”. Trong 3 người cùng đi ắt có một người là thầy ta. Câu nói hơi hình tượng nhưng rất đúng.

Cuối cùng, đỉnh cao của ý nghĩa cuộc sống là giúp ích. Không phải cần học cao mới giúp ích được. Ai cũng có thể giúp ích, chỉ cần có tâm muốn giúp ích. Nhưng để sự giúp ích thực sự ý nghĩa, có hiệu quả to lớn thì cần phải học. Và đôi khí đó là tiên quyết. Ví dụ để bơi tự cứu thì không khó, nhưng để có thể cứu người thì phải học bơi rất giỏi và học kỹ năng cứu người nữa, nếu không thì không những không cứu được người mà còn gây nguy hiểm cho bản thân.

Một lập trình viên có thể giúp ích bằng cách viết các chương trình quản lý, giúp một ai đó làm công việc của mình nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng một giám đốc công ty phần mềm thì giúp ích nhiều hơn: vừa tạo ra những sản phẩm tầm cỡ, vừa tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người. Chẳng ai sinh ra đã làm giám đốc công ty phần mềm với hàng ngàn nhân viên. Muốn giúp ích phải học.

Hãy không ngừng học vì cuộc sống luôn không ngừng dạy.

Và đừng bao giờ nói “Tôi đã hoàn thành mục tiêu cuộc đời” khi còn hơi thở và trái tim còn đập.

xDay là hoạt động offline định kì vào sáng Chủ nhật đầu tiên hàng tháng, được tổ chức bởi FUNiX, dành cho tất cả các bạn quan tâm đến Công nghệ thông tin với mô hình học tập elearning trong cách mạng giáo dục 4.0.

Các hoạt động của xDay nhằm kết nối cộng động học elearning kiểu FUNIX, chia sẻ kinh nghiệm học online và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT.

Chương trình Xday 21 của FUNiX tổ chức vào 8h30 – 12h ngày 10/9/2017. Khách mời chương trình là TS Trần Nam Dũng. Khán giả nếu không phải sinh viên FUNiX – quan tâm và muốn tham gia chương trình  vui lòng đăng ký mua vé tham dự tại đây. Giá vé: 300.000 VNĐ/người.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại