20:00 - 24/12/2023 | ONLINE QUA ZOOM MEETING
Đăng ký tham giaHọc CNTT online– chia sẻ của người trong cuộc và bí quyết giữ động lực học mỗi ngày
Mở đầu buổi giao lưu cùng các xTer, Diệp Thanh Tú có phần chia sẻ khá ngắn gọn về mình. Tốt nghiệp cấp ba, dù thi đậu Đại học Công nghệ thông tin, nhưng Tú chọn học FUNiX vì cho rằng cách học online sẽ giúp bạn chủ động, học được mọi lúc mọi nơi và quan trọng là có thể đi làm sớm. Sau 4 tháng, Tú đã hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số và trúng tuyển vào làm việc ở FPT Software. Từ đây, ngành lập trình đã mở ra trước mắt bạn nhiều cơ hội tuyệt vời.
Những năm qua, vừa đi làm, vừa tiếp tục học ở FUNiX và không ngừng học tập các kĩ năng liên quan đến ngành nghề, Tú đã có trong tay nhiều kỹ năng quan trọng, cần thiết để phát triển sự nghiệp. Tú cũng tham gia nhiều dự án CNTT giá trị, giúp cậu nâng cao kiến thức của bản thân. Thực tế đã cho thấy, quyết định chọn con đường khác biệt với nhiều bạn bè ở cùng thời điểm của Tú là hoàn toàn chính xác.
Theo Tú, CNTT là một lĩnh vực “khó mà dễ”. Nếu có một định hướng rõ ràng, yêu thích và kế hoạch cụ thể, bất cứ ai cũng có thể chinh phục được lĩnh vực này. Điều quan trọng là bạn cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để thành công.
Bản thân bạn lúc đầu chỉ có niềm yêu thích với công nghệ, mày mò tự học và biết cài Win “dạo” trước khi đến với FUNiX. Nhưng đến nay, ngoài việc đã học đến Chứng chỉ 5 – Chứng chỉ Kỹ thuật phần mềm cơ bản, nâng cao các kĩ năng thông qua kinh nghiệm thực chiến ở FPT Software, Tú còn liên tục học nhiều khóa học chuyên sâu để mở rộng kiến thức, kĩ năng. Cụ thể, cậu đã có Chứng chỉ về Machine Learning, Deep Learning, Tensorflow Developer của Google; chứng chỉ AI with Azure của Microsoft. Tú hiện đang làm đồ án tốt nghiệp khóa học Data Science song song với việc theo đuổi khóa học Blockchain ở FUNiX. Tú gợi ý, để nâng cao chuyên môn về IT, học viên có thể chọn những khóa xSeries tại FUNiX để nâng cao kỹ năng chuyên sâu về công nghệ như cách mà bạn đang chọn.
Trả lời các thắc mắc của người xem một cách cởi mở, Tú thú nhận, cảm giác là một lập trình viên trẻ nhất FPT Software năm 2018 thực sự là một áp lực với cậu: Tiếng Anh còn kém trong khi tài liệu toàn bằng tiếng Anh, Tú cảm thấy công việc khá nặng với mình. Nhiều đêm Tú phải thức trắng, cảm giác mông lung thường trực. Nhưng sau một vài tháng nỗ lực thì cậu cũng dần cảm thấy ổn và đáp ứng yêu cầu công việc, không ngừng tiến bộ mỗi ngày.
Theo Tú, có nhiều cách để tiếp cận CNTT. Trong hai hướng tiếp cận chủ yếu là Top down – học từ các ví dụ, ứng dụng rồi mới học viết từng dòng code; cách thứ hai là Down top – hiểu về các dòng code, các cú pháp và cách vận hành của hệ thống rồi mới kết nối để làm được các ứng dụng… Tú thích học theo hướng Top down, có một cái nhìn toàn cảnh, luồng kiến thức giúp cậu dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Trước các yêu cầu chia sẻ cách học online hiệu quả, Tú khẳng định học online thách thức ở việc duy trì động lực học. Mỗi người cần có một mục tiêu, kế hoạch rõ ràng để theo đuổi.
“Khi học, bạn nên bỏ những thứ làm mình phân tâm như thông báo Youtube, thông báo Facebook để học cho chuyên tâm. Để ghi nhớ lâu, bạn có thể liên tưởng kiến thức đến những chủ đề gần gũi với mình, móc nối chúng lại với nhau thành những câu chuyện dễ nhớ. Hoặc bạn có thể học đi học lại nhiều lần, ví dụ ôn lại mỗi tuần… sẽ giúp ghi nhớ kiến thức lâu” – Tú chia sẻ.
Trả lời câu hỏi của người xem livestream, làm sao để nâng cao kinh nghiệm thực tế trong trường hợp chưa thể vào làm được trong những công ty IT, Tú đưa ra lời khuyên: “Bạn có thể lên mạng và vào các trang như StackOverflow tìm các ví dụ, các thắc mắc để xem hướng giải quyết cho các bài toán cụ thể. Bạn lên Youtube hay các website chuyên ngành, tìm các dự án thực tế, xem cách người khác giải quyết và giải thích để nâng cao kinh nghiệm cho mình”.
Cũng theo Diệp Thanh Tú, tiếng Anh là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng để theo đuổi ngành CNTT. Bản thân bạn hồi cấp 3 học tiếng Anh khá “dở”, nhưng do yêu cầu công việc, Tú đã dần học để hoàn thiện mình. Tú đưa ra lời khuyên các bạn xTer nên xác định “không ngừng học” mới có thể đi đến thành công.
Diễn ra trong hơn một giờ, buổi Livestream của Diệp Thanh Tú đã thu hút hơn 30 khán giả tham gia và giao lưu, hầu hết là các bạn xTer, học sinh, sinh viên quan tâm đến cách học FUNiX. Hơn 300 lượt xem, 199 bình luận với hàng chục câu hỏi liên tục trong hơn một giờ diễn ra livestream mà người xem đưa ra cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các bạn đối với chủ đề và câu chuyện của Tú. Trước ngưỡng cửa mùa thi Tốt nghiệp 2020, sự quan tâm ấy hoàn toàn dễ hiểu. Cùng với xu hướng 4.0, thì học online, đặc biệt là học CNTT online tại FUNiX sẽ là một trong những lựa chọn sáng giá mà các sĩ tử nên cân nhắc cho tương lai.
Vân Nguyễn
Học CNTT online– chia sẻ của người trong cuộc và bí quyết giữ động lực học mỗi ngày
Mở đầu buổi giao lưu cùng các xTer, Diệp Thanh Tú có phần chia sẻ khá ngắn gọn về mình. Tốt nghiệp cấp ba, dù thi đậu Đại học Công nghệ thông tin, nhưng Tú chọn học FUNiX vì cho rằng cách học online sẽ giúp bạn chủ động, học được mọi lúc mọi nơi và quan trọng là có thể đi làm sớm. Sau 4 tháng, Tú đã hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số và trúng tuyển vào làm việc ở FPT Software. Từ đây, ngành lập trình đã mở ra trước mắt bạn nhiều cơ hội tuyệt vời.
Những năm qua, vừa đi làm, vừa tiếp tục học ở FUNiX và không ngừng học tập các kĩ năng liên quan đến ngành nghề, Tú đã có trong tay nhiều kỹ năng quan trọng, cần thiết để phát triển sự nghiệp. Tú cũng tham gia nhiều dự án CNTT giá trị, giúp cậu nâng cao kiến thức của bản thân. Thực tế đã cho thấy, quyết định chọn con đường khác biệt với nhiều bạn bè ở cùng thời điểm của Tú là hoàn toàn chính xác.
Theo Tú, CNTT là một lĩnh vực “khó mà dễ”. Nếu có một định hướng rõ ràng, yêu thích và kế hoạch cụ thể, bất cứ ai cũng có thể chinh phục được lĩnh vực này. Điều quan trọng là bạn cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để thành công.
Bản thân bạn lúc đầu chỉ có niềm yêu thích với công nghệ, mày mò tự học và biết cài Win “dạo” trước khi đến với FUNiX. Nhưng đến nay, ngoài việc đã học đến Chứng chỉ 5 – Chứng chỉ Kỹ thuật phần mềm cơ bản, nâng cao các kĩ năng thông qua kinh nghiệm thực chiến ở FPT Software, Tú còn liên tục học nhiều khóa học chuyên sâu để mở rộng kiến thức, kĩ năng. Cụ thể, cậu đã có Chứng chỉ về Machine Learning, Deep Learning, Tensorflow Developer của Google; chứng chỉ AI with Azure của Microsoft. Tú hiện đang làm đồ án tốt nghiệp khóa học Data Science song song với việc theo đuổi khóa học Blockchain ở FUNiX. Tú gợi ý, để nâng cao chuyên môn về IT, học viên có thể chọn những khóa xSeries tại FUNiX để nâng cao kỹ năng chuyên sâu về công nghệ như cách mà bạn đang chọn.
Trả lời các thắc mắc của người xem một cách cởi mở, Tú thú nhận, cảm giác là một lập trình viên trẻ nhất FPT Software năm 2018 thực sự là một áp lực với cậu: Tiếng Anh còn kém trong khi tài liệu toàn bằng tiếng Anh, Tú cảm thấy công việc khá nặng với mình. Nhiều đêm Tú phải thức trắng, cảm giác mông lung thường trực. Nhưng sau một vài tháng nỗ lực thì cậu cũng dần cảm thấy ổn và đáp ứng yêu cầu công việc, không ngừng tiến bộ mỗi ngày.
Theo Tú, có nhiều cách để tiếp cận CNTT. Trong hai hướng tiếp cận chủ yếu là Top down – học từ các ví dụ, ứng dụng rồi mới học viết từng dòng code; cách thứ hai là Down top – hiểu về các dòng code, các cú pháp và cách vận hành của hệ thống rồi mới kết nối để làm được các ứng dụng… Tú thích học theo hướng Top down, có một cái nhìn toàn cảnh, luồng kiến thức giúp cậu dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Trước các yêu cầu chia sẻ cách học online hiệu quả, Tú khẳng định học online thách thức ở việc duy trì động lực học. Mỗi người cần có một mục tiêu, kế hoạch rõ ràng để theo đuổi.
“Khi học, bạn nên bỏ những thứ làm mình phân tâm như thông báo Youtube, thông báo Facebook để học cho chuyên tâm. Để ghi nhớ lâu, bạn có thể liên tưởng kiến thức đến những chủ đề gần gũi với mình, móc nối chúng lại với nhau thành những câu chuyện dễ nhớ. Hoặc bạn có thể học đi học lại nhiều lần, ví dụ ôn lại mỗi tuần… sẽ giúp ghi nhớ kiến thức lâu” – Tú chia sẻ.
Trả lời câu hỏi của người xem livestream, làm sao để nâng cao kinh nghiệm thực tế trong trường hợp chưa thể vào làm được trong những công ty IT, Tú đưa ra lời khuyên: “Bạn có thể lên mạng và vào các trang như StackOverflow tìm các ví dụ, các thắc mắc để xem hướng giải quyết cho các bài toán cụ thể. Bạn lên Youtube hay các website chuyên ngành, tìm các dự án thực tế, xem cách người khác giải quyết và giải thích để nâng cao kinh nghiệm cho mình”.
Cũng theo Diệp Thanh Tú, tiếng Anh là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng để theo đuổi ngành CNTT. Bản thân bạn hồi cấp 3 học tiếng Anh khá “dở”, nhưng do yêu cầu công việc, Tú đã dần học để hoàn thiện mình. Tú đưa ra lời khuyên các bạn xTer nên xác định “không ngừng học” mới có thể đi đến thành công.
Diễn ra trong hơn một giờ, buổi Livestream của Diệp Thanh Tú đã thu hút hơn 30 khán giả tham gia và giao lưu, hầu hết là các bạn xTer, học sinh, sinh viên quan tâm đến cách học FUNiX. Hơn 300 lượt xem, 199 bình luận với hàng chục câu hỏi liên tục trong hơn một giờ diễn ra livestream mà người xem đưa ra cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các bạn đối với chủ đề và câu chuyện của Tú. Trước ngưỡng cửa mùa thi Tốt nghiệp 2020, sự quan tâm ấy hoàn toàn dễ hiểu. Cùng với xu hướng 4.0, thì học online, đặc biệt là học CNTT online tại FUNiX sẽ là một trong những lựa chọn sáng giá mà các sĩ tử nên cân nhắc cho tương lai.
Vân Nguyễn
Bình luận
Sự kiện liên quan
-
Vinasa, Udemy, FUNiX hợp tác phát triển khung năng lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Vinasa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Udemy và FUNIX, đánh dấu… -
FUNiX đồng hành cùng Trường Marie Curie tư vấn hướng nghiệp trực tuyến
Tối ngày 9/4, FUNiX phối hợp cùng Trường THPT Marie Curie tổ chức sự… -
CLB xVlancer giúp học viên FUNiX kiếm gần 900 triệu trong 9 tháng
Sau gần 9 tháng thành lập, câu lạc bộ - CLB xVlancer của FUNiX… -
FUNiX hợp tác EWAY triển khai giải pháp xác thực khuôn mặt cho gần 30 nghìn học viên
Nhằm tối ưu trải nghiệm trong học tập trực tuyến cho gần 30 nghìn… -
Webinar Next-level AI Content - Hướng dẫn tạo content với ChatGPT
Anh Trung Caha - Co-Founder Antory, Admin blog khoahocmidjourney.com, cùng nhiều chuyên gia sẽ… -
FUNiX hướng nghiệp, đồng hành tìm việc mơ ước cho 800 học viên
Chương trình xCareer - giới thiệu doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp dành…
Bình luận