Kỹ sư T-Mobile tiết lộ những yếu tố cần để trở thành Big Data Engineer

Kỹ sư T-Mobile tiết lộ những yếu tố cần thiết để trở thành Big Data Engineer

Sự kiện

Thực tế công việc kỹ sư Big Data

Sinh năm 1985, anh Phan Lê Thanh Chương từng là sinh viên Đại Học Luật Hà Nội rồi tự học để trở thành một kỹ sư phần mềm. Anh có kinh nghiệm làm phần mềm tại Việt Nam, Malaysia, làm freelance cho các khách hàng ở Mỹ, Úc… trước khi chuyển sang lĩnh vực Big Data vào bốn năm trước.  Để thuận lợi hơn cho công việc tại Mỹ, trong khi làm việc tại T-Mobile, anh quyết tâm lấy bằng đại học ngành CNTT sau 20 tháng học ở FUNiX.

xTalk được mở đầu với phần chia sẻ về nghề Kỹ sư Big Data. Qua đó, người nghe có thể hình dung một khối lượng công việc khá lớn, cùng cường độ liên tục và những kết nối tỉ mỉ về mặt chuyên môn mà anh cần xử lý mỗi ngày. Anh cho rằng công việc của một Big Data Engineer không quá khó, rất gần với công việc của một Software Engineer, nhưng cần làm việc nhiều với dữ liệu. Nghề này không quá thách thức những đòi hỏi sự kiên trì, kiến thức nền tảng tốt, sự tò mò không giới hạn.

Từng có kinh nghiệm 6 năm làm lập trình viên, anh Chương thành thật chia sẻ bước chuyển sang ngạch Big Data là vì áp lực cơm áo. Nhưng rất may là càng làm việc anh lại càng bị thu hút và cảm thấy thực sự phù hợp với nghề.

Làm việc trong team Marketing tại T-Mobile, anh Chương thường phải xử lý một khối lượng dữ liệu lớn, đảm bảo luồng dữ liệu chạy liên tục. Nếu xảy ra sai sót hoặc thiếu dữ liệu sẽ mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho công ty về mặt tài chính và quản lý. 

Anh Chương chia sẻ về thực tế công việc làm Big Data ở T-Mobile
Anh Chương chia sẻ về thực tế công việc làm Big Data ở T-Mobile

Cần gì để trở thành kỹ sư Big Data?

Với đặc thù có thể làm việc từ xa, nghề Kỹ sư Big Data không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid. Anh Chương tiết lộ thu nhập của ngành này tại Mỹ có thể dao động từ 100 – 150,000 USD, thậm chí  lên đến 170 – 180,000 USD với những người giỏi. 

“Khi càng giàu kiến thức, kinh nghiệm và thành thạo trong lĩnh vực Big Data bạn sẽ càng có nhiều cơ hội với Machine Learning, AI… Đặc biệt, với những người mạnh về Toán, có thể trở thành Data Scientist – một trong những nghề hot nhất hiện nay” – anh Phan Chương chia sẻ.

Theo anh Chương, để trở thành một Kỹ sư Big Data, một lập trình viên có thể bắt đầu với việc trang bị nền tảng cơ bản về SQL; Python và Toán thống kê:

“Nhất định phải biết Python khi làm việc với Big Data. Cũng sẽ rất tốt nếu có thêm kiến thức về SQL. Việc học ngôn ngữ này không khó, chỉ cần một mô hình dữ liệu để học hỏi, hoặc lên các web hướng dẫn lập trình để tự thực hành. Toán thống kê tuy không bắt buộc nhưng sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi với các chuyên gia dữ liệu. FUNiX có các khóa học dạy toán thống kê mà mình rất thích.” 

Bên cạnh đó, anh cũng khẳng định tiếng Anh, nhất là kỹ năng đọc, rất cần cho ai muốn khám phá lĩnh vực này, bởi tài liệu kỹ thuật hiện nay chủ yếu bằng tiếng Anh. Anh tiết lộ mình đang muốn dịch một cuốn sách về Big Data sang tiếng Việt để tạo thêm nguồn tài liệu tham khảo  hữu ích cho những người quan tâm.

Cũng trong khuôn khổ xTalk, anh Phan Chương đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của xTer. Hỏi về kỹ năng mềm cần thiết trong nghề, anh cho rằng kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng, vì trong ngành này có rất nhiều kiến thức nhỏ nhưng liên quan đến nhau, đòi hỏi bạn phải không ngừng tò mò, đặt ra các câu hỏi để bám đến tận cùng. Anh cũng tâm sự, ngoài FUNiX anh không học chính thức ở đâu để trở thành một Kỹ sư Big Data, mà chủ yếu là nhờ quá trình tự học.

Vân Nguyễn

 

 

 

Bình luận

Kỹ sư T-Mobile tiết lộ những yếu tố cần thiết để trở thành Big Data Engineer

Sự kiện

Thực tế công việc kỹ sư Big Data

Sinh năm 1985, anh Phan Lê Thanh Chương từng là sinh viên Đại Học Luật Hà Nội rồi tự học để trở thành một kỹ sư phần mềm. Anh có kinh nghiệm làm phần mềm tại Việt Nam, Malaysia, làm freelance cho các khách hàng ở Mỹ, Úc… trước khi chuyển sang lĩnh vực Big Data vào bốn năm trước.  Để thuận lợi hơn cho công việc tại Mỹ, trong khi làm việc tại T-Mobile, anh quyết tâm lấy bằng đại học ngành CNTT sau 20 tháng học ở FUNiX.

xTalk được mở đầu với phần chia sẻ về nghề Kỹ sư Big Data. Qua đó, người nghe có thể hình dung một khối lượng công việc khá lớn, cùng cường độ liên tục và những kết nối tỉ mỉ về mặt chuyên môn mà anh cần xử lý mỗi ngày. Anh cho rằng công việc của một Big Data Engineer không quá khó, rất gần với công việc của một Software Engineer, nhưng cần làm việc nhiều với dữ liệu. Nghề này không quá thách thức những đòi hỏi sự kiên trì, kiến thức nền tảng tốt, sự tò mò không giới hạn.

Từng có kinh nghiệm 6 năm làm lập trình viên, anh Chương thành thật chia sẻ bước chuyển sang ngạch Big Data là vì áp lực cơm áo. Nhưng rất may là càng làm việc anh lại càng bị thu hút và cảm thấy thực sự phù hợp với nghề.

Làm việc trong team Marketing tại T-Mobile, anh Chương thường phải xử lý một khối lượng dữ liệu lớn, đảm bảo luồng dữ liệu chạy liên tục. Nếu xảy ra sai sót hoặc thiếu dữ liệu sẽ mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho công ty về mặt tài chính và quản lý. 

Anh Chương chia sẻ về thực tế công việc làm Big Data ở T-Mobile
Anh Chương chia sẻ về thực tế công việc làm Big Data ở T-Mobile

Cần gì để trở thành kỹ sư Big Data?

Với đặc thù có thể làm việc từ xa, nghề Kỹ sư Big Data không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid. Anh Chương tiết lộ thu nhập của ngành này tại Mỹ có thể dao động từ 100 – 150,000 USD, thậm chí  lên đến 170 – 180,000 USD với những người giỏi. 

“Khi càng giàu kiến thức, kinh nghiệm và thành thạo trong lĩnh vực Big Data bạn sẽ càng có nhiều cơ hội với Machine Learning, AI… Đặc biệt, với những người mạnh về Toán, có thể trở thành Data Scientist – một trong những nghề hot nhất hiện nay” – anh Phan Chương chia sẻ.

Theo anh Chương, để trở thành một Kỹ sư Big Data, một lập trình viên có thể bắt đầu với việc trang bị nền tảng cơ bản về SQL; Python và Toán thống kê:

“Nhất định phải biết Python khi làm việc với Big Data. Cũng sẽ rất tốt nếu có thêm kiến thức về SQL. Việc học ngôn ngữ này không khó, chỉ cần một mô hình dữ liệu để học hỏi, hoặc lên các web hướng dẫn lập trình để tự thực hành. Toán thống kê tuy không bắt buộc nhưng sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi với các chuyên gia dữ liệu. FUNiX có các khóa học dạy toán thống kê mà mình rất thích.” 

Bên cạnh đó, anh cũng khẳng định tiếng Anh, nhất là kỹ năng đọc, rất cần cho ai muốn khám phá lĩnh vực này, bởi tài liệu kỹ thuật hiện nay chủ yếu bằng tiếng Anh. Anh tiết lộ mình đang muốn dịch một cuốn sách về Big Data sang tiếng Việt để tạo thêm nguồn tài liệu tham khảo  hữu ích cho những người quan tâm.

Cũng trong khuôn khổ xTalk, anh Phan Chương đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của xTer. Hỏi về kỹ năng mềm cần thiết trong nghề, anh cho rằng kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng, vì trong ngành này có rất nhiều kiến thức nhỏ nhưng liên quan đến nhau, đòi hỏi bạn phải không ngừng tò mò, đặt ra các câu hỏi để bám đến tận cùng. Anh cũng tâm sự, ngoài FUNiX anh không học chính thức ở đâu để trở thành một Kỹ sư Big Data, mà chủ yếu là nhờ quá trình tự học.

Vân Nguyễn

 

 

 

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại