Từ Tokyo, Mentor FUNiX chia sẻ về nghề kỹ sư cầu nối | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Từ Tokyo, Mentor FUNiX chia sẻ về nghề kỹ sư cầu nối

Sự kiện

Sự kiện lần này mở màn cho chuỗi talk online dự kiến sẽ tổ chức hàng tuần, với mong muốn mang lại cơ hội giao lưu, và các thông tin hữu ích về chuyên môn, sự nghiệp… cho sinh viên FUNiX. 

Buổi talk diễn ra dưới sự chủ trì của mentor Mentor Vũ Ngọc Trung, người đã có ba năm kinh nghiệm ở vị trí Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer, viết tắt là BrSE) tại FPT Japan. Tốt nghiệp đại học FPT Hà Nội, Mentor sinh năm 1993 này đã tham gia cộng đồng FUNiX được một năm và được sinh viên biết đến qua các phiên hỏi đáp và coaching với một phong cách hết sức nhiệt tình và trẻ trung. Từ căn phòng nhỏ tại Tokyo, anh dành gần 1.5 tiếng để chia sẻ với các xTer về nghề nghiệp của mình và cơ hội việc làm tại đất nước Mặt trời mọc.

Mentor Vũ Ngọc Trung mở đầu với định nghĩa nghề BrSE. Đúng như tên gọi, đây là những người đứng giữa khách hàng Nhật Bản và đội làm phần mềm ở Việt Nam, hay còn gọi là đội offshore. Đây là một ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao, mức thu nhập tại Việt Nam có thể gấp 2-3 lần các lập trình viên/kiểm thử viên cùng trình độ chuyên môn, và tại Nhật là 2000 – 3000 USD. 

Để làm được công việc đáng mơ ước này, bạn cần biết làm phần mềm và biết tiếng Nhật. Một quy trình làm phần mềm có nhiều công đoạn, từ thiết kế, thi công (coding), kiểm thử… Khách hàng yêu cầu đội offshore làm phần nào thì sẽ BrSE sẽ cần kiến thức chuyên sâu về phần đó. Bên cạnh đó, kỹ sư cầu nối (KSCN) cũng cần có vốn tiếng Nhật tốt (mức N3), đặc biệt là khả năng nghe nói thành thạo. Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố thành công cơ bản. 

Khối lượng công việc hàng ngày của BrSE không hề nhỏ, vừa bao gồm các nhiệm vụ được khách hàng giao, như viết tài liệu, coding…, vừa phải hỗ trợ cho đội offshore. Những người đủ năng động và có thâm niên làm việc lâu năm còn có thể đảm nhận việc Pre-sale: Thuyết phục khách hàng giao thêm việc cho đội offshore, xin dự án để đội đảm nhận từ đầu đến cuối… 

Kỹ sư cầu nối là một ngành nghề với rất nhiều triển vọng. Thay vì giới hạn ở một mảng lập trình, kiểm thử… bạn có thể học về tất cả các công đoạn của một quy trình làm phần mềm. Đồng thời, đặc thù làm “cầu nối” cũng giúp BrSE rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo cơ hội xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng mở, trải dài từ khách hàng, nhân viên khách hàng, cho đến quản lý, đội offshore của công ty gốc. 

Tuy nhiên, đặc thù này cũng khiến các KSCN phải chịu áp lực từ cả hai phía khách hàng và đội offshore, ví dụ như phải giải trình với khách hàng nếu đội offshore làm lỗi hoặc chưa hoàn thiện… Mentor Trung cũng chia sẻ tùy mức độ “dễ tính” của khách hàng mà các BrSE phải chịu các mức áp lực khác nhau. 

Để trở thành một KSCN tại Nhật, có hai con đường: (1) Người giỏi tiếng Nhật (mức N2) học để trở thành developer/tester hoặc (2) Developer/tester giỏi học thêm tiếng Nhật (mức N3). Các bạn trẻ tùy hoàn cảnh của mình mà nên chọn con đường phù hợp. 

Sự kiện khép lại với một màn Q&A sôi nổi
Sự kiện khép lại với một màn Q&A sôi nổi

Sau bài trình bày của mentor Vũ Ngọc Trung là một màn Q&A sôi nổi. Trả lời câu hỏi của xTer Đào Quốc Huy về mức độ kinh nghiệm cần thiết để trở thành một KSCN, mentor Trung khuyên các bạn nên có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc, hoặc nếu đang học cũng nên tranh thủ tích lũy kinh nghiệm chuyên môn qua các assignment quy mô. Anh thú nhận, vì sang Nhật ngay sau khi tốt nghiệp đại học nên anh đã từng trượt đến 20 công ty và tìm được công việc hiện tại cũng nhờ đến một đồ án làm khi đang học. Tuy nhiên, anh cũng khuyến nghị các bạn học dưới CC3 nên tập trung vào việc học trước vì hiểu biết của các bạn về ngành IT sẽ chưa đủ rộng để biết mình thích hợp làm gì.

Được hỏi về những chứng chỉ cần thiết ở FUNiX để ứng tuyển vị trí BrSE, mentor Trung cho biết các bạn đã có bằng đại học và tiếng Nhật thì học hết CC3 là đã có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu muốn làm việc tốt hơn thì nên học các CC cao hơn vì cách làm tài liệu, quản lý… chỉ có từ CC4 trở lên. 

Sự kiện khép lại với những lời cảm ơn nhiệt tình của khán giả với mentor và nguyện vọng về các buổi talk tương tự trong tương lai.

Xem video sự kiện tại đây:

Vân Nguyễn

Bình luận

Từ Tokyo, Mentor FUNiX chia sẻ về nghề kỹ sư cầu nối

Sự kiện

Sự kiện lần này mở màn cho chuỗi talk online dự kiến sẽ tổ chức hàng tuần, với mong muốn mang lại cơ hội giao lưu, và các thông tin hữu ích về chuyên môn, sự nghiệp… cho sinh viên FUNiX. 

Buổi talk diễn ra dưới sự chủ trì của mentor Mentor Vũ Ngọc Trung, người đã có ba năm kinh nghiệm ở vị trí Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer, viết tắt là BrSE) tại FPT Japan. Tốt nghiệp đại học FPT Hà Nội, Mentor sinh năm 1993 này đã tham gia cộng đồng FUNiX được một năm và được sinh viên biết đến qua các phiên hỏi đáp và coaching với một phong cách hết sức nhiệt tình và trẻ trung. Từ căn phòng nhỏ tại Tokyo, anh dành gần 1.5 tiếng để chia sẻ với các xTer về nghề nghiệp của mình và cơ hội việc làm tại đất nước Mặt trời mọc.

Mentor Vũ Ngọc Trung mở đầu với định nghĩa nghề BrSE. Đúng như tên gọi, đây là những người đứng giữa khách hàng Nhật Bản và đội làm phần mềm ở Việt Nam, hay còn gọi là đội offshore. Đây là một ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao, mức thu nhập tại Việt Nam có thể gấp 2-3 lần các lập trình viên/kiểm thử viên cùng trình độ chuyên môn, và tại Nhật là 2000 – 3000 USD. 

Để làm được công việc đáng mơ ước này, bạn cần biết làm phần mềm và biết tiếng Nhật. Một quy trình làm phần mềm có nhiều công đoạn, từ thiết kế, thi công (coding), kiểm thử… Khách hàng yêu cầu đội offshore làm phần nào thì sẽ BrSE sẽ cần kiến thức chuyên sâu về phần đó. Bên cạnh đó, kỹ sư cầu nối (KSCN) cũng cần có vốn tiếng Nhật tốt (mức N3), đặc biệt là khả năng nghe nói thành thạo. Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố thành công cơ bản. 

Khối lượng công việc hàng ngày của BrSE không hề nhỏ, vừa bao gồm các nhiệm vụ được khách hàng giao, như viết tài liệu, coding…, vừa phải hỗ trợ cho đội offshore. Những người đủ năng động và có thâm niên làm việc lâu năm còn có thể đảm nhận việc Pre-sale: Thuyết phục khách hàng giao thêm việc cho đội offshore, xin dự án để đội đảm nhận từ đầu đến cuối… 

Kỹ sư cầu nối là một ngành nghề với rất nhiều triển vọng. Thay vì giới hạn ở một mảng lập trình, kiểm thử… bạn có thể học về tất cả các công đoạn của một quy trình làm phần mềm. Đồng thời, đặc thù làm “cầu nối” cũng giúp BrSE rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo cơ hội xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng mở, trải dài từ khách hàng, nhân viên khách hàng, cho đến quản lý, đội offshore của công ty gốc. 

Tuy nhiên, đặc thù này cũng khiến các KSCN phải chịu áp lực từ cả hai phía khách hàng và đội offshore, ví dụ như phải giải trình với khách hàng nếu đội offshore làm lỗi hoặc chưa hoàn thiện… Mentor Trung cũng chia sẻ tùy mức độ “dễ tính” của khách hàng mà các BrSE phải chịu các mức áp lực khác nhau. 

Để trở thành một KSCN tại Nhật, có hai con đường: (1) Người giỏi tiếng Nhật (mức N2) học để trở thành developer/tester hoặc (2) Developer/tester giỏi học thêm tiếng Nhật (mức N3). Các bạn trẻ tùy hoàn cảnh của mình mà nên chọn con đường phù hợp. 

Sự kiện khép lại với một màn Q&A sôi nổi
Sự kiện khép lại với một màn Q&A sôi nổi

Sau bài trình bày của mentor Vũ Ngọc Trung là một màn Q&A sôi nổi. Trả lời câu hỏi của xTer Đào Quốc Huy về mức độ kinh nghiệm cần thiết để trở thành một KSCN, mentor Trung khuyên các bạn nên có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc, hoặc nếu đang học cũng nên tranh thủ tích lũy kinh nghiệm chuyên môn qua các assignment quy mô. Anh thú nhận, vì sang Nhật ngay sau khi tốt nghiệp đại học nên anh đã từng trượt đến 20 công ty và tìm được công việc hiện tại cũng nhờ đến một đồ án làm khi đang học. Tuy nhiên, anh cũng khuyến nghị các bạn học dưới CC3 nên tập trung vào việc học trước vì hiểu biết của các bạn về ngành IT sẽ chưa đủ rộng để biết mình thích hợp làm gì.

Được hỏi về những chứng chỉ cần thiết ở FUNiX để ứng tuyển vị trí BrSE, mentor Trung cho biết các bạn đã có bằng đại học và tiếng Nhật thì học hết CC3 là đã có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu muốn làm việc tốt hơn thì nên học các CC cao hơn vì cách làm tài liệu, quản lý… chỉ có từ CC4 trở lên. 

Sự kiện khép lại với những lời cảm ơn nhiệt tình của khán giả với mentor và nguyện vọng về các buổi talk tương tự trong tương lai.

Xem video sự kiện tại đây:

Vân Nguyễn

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại