Anh Dương Trọng Tấn: “Coder trẻ yếu giao tiếp, đi làm thiệt trăm phần"

Anh Dương Trọng Tấn: “Coder trẻ yếu giao tiếp, đi làm thua thiệt trăm phần”

Tin tức 28/02/2017

Khách mời xDay Hà Nội tháng 3 – anh Dương Trọng Tấn là một giảng viên đào tạo lập trình và tư duy lập trình lâu năm, được các bạn trẻ yêu mến và ngưỡng mộ.

Cùng trò chuyện với diễn giả xDay chủ nhật sắp tới để hiểu hơn quan điểm, cách đánh giá của anh về các bạn lập trình viên trẻ, các bạn sinh viên theo đuổi ngành lập trình.

Anh Dương Trọng Tấn

  • Có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT và giáo dục đào tạo:
    – Giảng viên và nhà quản lí tại Đại học FPT
    – Giám đốc đào tạo và Giám đốc điều hành tại Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech Hà Nội.
  • Là một trong những người tiên phong trong việc truyền bá tri thức Agile tại Việt Nam với việc sáng lập HanoiScrum.net và AgileVietnam, …
  • Hiện nay, anh là Giám đốc Học viện Agile, đơn vị tiên phong trong đào tạo và huấn luyện Agile – tư duy lập trình tại Việt Nam
Khách mời xTalk 15 Hà Nội tiếp tục là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong mảng giáo dục công nghệ phần mềm.
Khách mời xTalk 15 Hà Nội tiếp tục là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong mảng giáo dục công nghệ phần mềm. Đăng ký tham gia phần xTalk hấp dẫn, MIỄN PHÍ này ngay. Số lượng tham gia có hạn, nhanh tay đăng ký tại đây.

Cũng như bất cứ ngành nghề khác, nếu lập trình viên mà chỉ biết code thì khó tiến xa trong sự nghiệp, vậy theo anh những tố chất, kỹ năng mà các bạn cần bổ sung ngoài kiến thức lập trình là gì?

Tôi nghĩ phải xem là sự nghiệp nào nữa cơ. Vì khi ta nói tố chất, kĩ năng thì nó sẽ hữu ích khi ta dùng làm gì đấy, nếu không thì cũng sẽ phí hoài. Ban đầu là coder, nhưng chọn sự nghiệp suốt đời làm coder sẽ rất khác với sự nghiệp coder ba năm rồi startup, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Anh thấy các bạn sinh viên Việt Nam theo đuổi ngành này thường bỏ qua những kỹ năng gì?

Có một số thứ hay bị bỏ qua mà dễ nhìn thấy là: kĩ năng giao tiếp, cách quản lí công việc cá nhân, tư duy hướng đến khách hàng và đâu đó, là kĩ năng giữ tiền.

Nhiều bạn coder yếu giao tiếp nên rất thua thiệt. Nhiều bạn không biết cách quản lí công việc nên triền miên làm thêm giờ, không có thời giờ cho cá nhân và gia đình và những nhu cầu phát triển bản thân. Nhiều bạn không biết mình đang code để làm gì, phục vụ ai, ai sẽ dùng sản phẩm mình viết ra. Và rất nhiều bạn coder như tôi nhìn thấy thì không có ý thức gì về quản lí đồng tiền kiếm được. Nhiều bạn thậm chí nhận được thù lao cao nhưng lúc nào cũng lâm vào túng thiếu, dẫn đến nhiều hệ quả không hay cho cuộc sống và sự nghiệp lâu dài.

Anh Dương Trọng Tấn - giám đốc Học viện Agile Việt Nam - Khách mời xDay tháng 3 Hà Nội
Anh Tấn cho rằng coder Việt thiếu nhiều kỹ năng mềm trong quá trình làm việc

Làm việc năng suất là đích đến của mọi nhân sự, trong đó có lập trình viên. Vậy theo anh lập trình viên Việt năng suất đến đâu so với nhân sự cùng ngành trong khu vực?

Tôi không có số đo chính xác để khẳng định năng suất của anh em lập trình viên  Việt Nam bằng bao nhiêu so với Mĩ, Ấn Độ hay Singapore. Người ta có thể lấy số liệu vĩ mô để nói người lao động Việt Nam làm việc chỉ năng suất bằng khoảng 1/15 so với Singapore, nhưng trong lĩnh vực lập trình viên  thì có lẽ không chênh lệch đến như vậy.

Cách nào để cải thiện được thực trạng này?

Nhiều nhà quản lí cho rằng hiện nay năng suất lập trình viên còn có thể nâng cao nhiều nữa. Theo tôi thì có mấy điều cần lưu tâm: thứ nhất là phải nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề năng suất, từ đó có thước đo, áp dụng phương pháp quản lí hiện đại, cùng với công cụ và nâng cao năng lực để gia tăng năng suất.

Khâu nhận thức và xác định, đánh giá vấn đề hiện nay xem ra vẫn còn mờ nhạt, cả ở lập trình viên và các nhà quản lí. Các kiến thức và kĩ năng đều có thể học được, nhưng nếu không nhìn ra vấn đề thì ta sẽ không làm gì cả.

Anh Tấn thường xuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các bạn trẻ theo đuổi ngành lập trình.
Anh Tấn thường xuyên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các bạn trẻ theo đuổi ngành lập trình.

Anh có thể chia sẻ rõ hơn về việc kiến thức Agile mà anh và các đồng sự đang đào tạo sẽ bổ sung được những thiếu hụt gì trong tư duy công việc của các bạn lập trình viên?

Nôm na mà diễn đạt thì Agile là một hệ thống tư duy hiện đại của ngành IT, giúp cho lập trình viên và các nhóm làm phần mềm trở nên năng suất hơn, hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và thích nghi nhanh chóng được với sự thay đổi như vũ bão của công nghệ và môi trường kinh doanh.

Sinh viên và lập trình viên  cần sớm học Agile, sớm ngày nào hay ngày đó. Có thể bắt đầu bằng những thứ nhỏ nhặt nhất như viết test cho code của mình và sử dụng Personal Kanban để quản lí công việc cá nhân thật hiệu quả, hơn tí nữa thì học cách viết code chất lượng cao với TDD và biết cách tái cấu trúc mã nguồn (code refactoring), hơn tí nữa thì biết cách vận hành quy trình cộng tác nhóm hiệu quả với Scrum để phát triển sản phẩm phức tạp, hơn tí nữa thì biết cách tự động hóa việc test, tự động hóa việc build để vừa gia tăng năng suất, vừa tăng chất lượng, mà lại tăng tính linh hoạt.

Thậm chí, bạn có thể theo chân một số cao thủ trong ngành để làm một “nghệ nhân phần mềm” (software craftsman) với hệ thống luật lệ, quy củ riêng. Có rất nhiều điều bổ ích mà Agile có thể mang đến cho lập trình viên. Tiếp xúc thật sớm, không bổ ngang cũng bổ dọc.

Lý do gì anh nhận lời chia sẻ tại xTalk của FUNiX? Anh có thể “bật mí” trước một số chủ đề anh muốn chia sẻ với các bạn sinh viên được không?

FUNIX như nhà của anh, gọi là anh về thôi (cười)

Chủ để của anh sẽ chia sẻ – Coder nên biết thêm gì ngoài lập trình là một nội dung khá mở. Tựu chung lại thì anh muốn cùng các bạn sinh viên suy nghĩ về cuộc sống của coder, chứ không chỉ giới hạn trong việc tư duy về công việc lập trình. Anh tin rằng một phần những trải nghiệm đó các bạn đã học ở FUNIX với các Mentor xịn rồi.

xDay là sự kiện hàng tháng của FUNiX, nơi các bạn sinh viên có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT đồng thời tạo dựng network cho mình. Event rộng cửa chào đón tất cả các bạn trẻ yêu mến và quan tâm đến Diễn giả, đến công nghệ thông tin cũng như mô hình đào tạo của trường.

Link đăng ký tham gia: https://goo.gl/forms/xvdI36tsPzPzTyGG3

Link Event: https://www.facebook.com/events/418689318474344/

Mai Phương (thực hiện)

Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại