Bí quyết khởi nghiệp của nữ bác sỹ đam mê cải tiến Y tế | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Bí quyết khởi nghiệp của nữ bác sỹ đam mê cải tiến Y tế

Tin tức 06/03/2021

Từ một bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ Phan Thị Ngọc Linh đã theo đuổi đam mê để dấn thân vào một lĩnh vực đầy mới mẻ - lĩnh vực cải tiến Y tế. Là người đi đầu, chị đã sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến Y tế CHIR với mục tiêu tập hợp các nguồn lực tham gia hỗ trợ sự cải tiến của các tổ chức và ngành y tế Việt Nam với sứ mệnh: “Hợp tác để kiến tạo một nền y tế tốt hơn cho người bệnh, nhân viên y tế, và cộng đồng”.

Ảnh: Duyên dáng Việt Nam

Trong buổi webinar tổ chức sáng 6/3 dành cho sinh viên FUNiX, chị Phan Thị Ngọc Linh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cải tiến Y tế CHIR đã có những chia sẻ cởi mở và tâm huyết về hành trình khởi nghiệp của mình: Một nữ bác sỹ phẫu thuật lương nghìn đô, bỏ việc để dấn thân vào một lĩnh vực đầy mới mẻ cả chục năm trước là cải tiến y tế.

Đam mê dẫn lối

Đam mê ngành Y, chị dành 10 năm thanh xuân để học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng, mong trở thành một phẫu viên ngoại nhi. Hoài bão làm bác sỹ giỏi, làm công tác giảng dạy, chị vào làm việc tại bệnh viên FV, và từng nghĩ rằng đây sẽ là mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời mình.

Bước ngoặt đến với chị sau 2 năm công tác tại bệnh viện FV, chị “bén duyên” với các vấn đề về cải tiến Y tế. Qua tìm hiểu nhiều tài liệu, chị Ngọc Linh nhìn thấy đây là một hướng đi đầy triển vọng và thu hút, góp phần thay đổi rất lớn đến chất lượng ngành Y.

Từ những hoạt động tại bệnh viện FV, chị Linh sau đó tham gia hoạt động về cải tiến Y tế song song với hoạt động chuyên môn, rồi được lãnh đạo bệnh viên tin tưởng hỗ trợ và cuối cùng, chị chuyển hẳn sang mảng hoạt động nghiên cứu về cải tiến Y tế trong vai trò Trưởng phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện quốc tế hàng đầu miền Nam.

“Gia đình phản đối, đồng nghiệp cũng thắc mắc khi mình từ bỏ công việc chuyên môn. Nhưng với mình, khi đã có một đam mê và nhìn thấy đam mê ấy mang lại giá trị cộng đồng thì mình sẽ nỗ lực hết sức và quyết tâm theo đuổi” – chị Linh tâm sự.

Trong buổi webinar tổ chức sáng 6/3 dành cho sinh viên FUNiX, chị Phan Thị Ngọc Linh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cải tiến Y tế CHIR đã có những chia sẻ cởi mở và tâm huyết về hành trình khởi nghiệp của mình: Một nữ bác sỹ phẫu thuật lương nghìn đô, bỏ việc để dấn thân vào một lĩnh vực đầy mới mẻ cả chục năm trước là cải tiến y tế.

Bằng sự nỗ lực của bản thân, sau 8 năm làm việc tại bệnh viện FV, chị Linh sau đó nghỉ việc chuyển sang làm Freelancer, toàn tâm toàn ý dành cho những dự án, hoạt động cộng đồng về Cải tiến chất lượng ngành Y tế.

Bí quyết thành công

Theo chị Linh, có những bí quyết cơ bản giúp chị thành công trong hành trình khởi nghiệp của mình. 

“Ban đầu, mình đi chia sẻ tại các bệnh viện từ nhỏ đến lớn, chủ động thành lập diễn đàn gồm các đồng nghiệp, người cùng mối quan tâm để chia sẻ kiến thức. Diễn đàn về Cải tiến Y tế sau 7 năm tăng từ vài chục đến 33 nghìn thành viên là các nhân viên Y tế trên cả nước” – chị Linh kể.

Từ kinh nghiệm của bản thân, bác sỹ Ngọc Linh nhấn mạnh, các bạn trẻ “nên làm ngay những gì mình đã xác định là thích và nghiêm túc theo đuổi. Chủ động tạo network ngay từ sớm, đơn giản nhất là bằng cách chia sẻ kiến thức của mình. Khi bền bỉ hướng đến mục tiêu, cho đi thay vì dấu kỹ, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn”.

Cái mà chị Linh nhận lại là những mối quan hệ quý giá, những người cộng sự tuyệt vời. Một Việt kiều Úc cảm nhận được đam mê và hướng đi của chị đã về Việt Nam, khuyên chị thành lập một tổ chức doanh nghiệp giúp chị lan tỏa nhanh và mạnh hơn những giá trị mình đang có. CHIR ra đời năm 2018, trở thành bệ phóng giúp chị kết nối các nguồn lực trong vào ngoài nước để gầy dựng cho quê hương mình.

Là tổ chức doanh nghiệp xã hội nhưng CHIR không gây quỹ cộng đồng mà dùng chính các hoạt động chất lượng và uy tín tổ chức để thu hút sự đầu tư, tài trợ. CHIR từng được Canva – công ty của Úc tài trợ 50 nghìn USD để hỗ trợ cải tiến Y tế cho 25 bệnh viện tại Việt Nam. Hiện tại CHIR cung cấp các dịch vụ về tư vấn cải tiến Y tế cho các bệnh viện, tổ chức Y tế… tại Việt Nam đồng thời phát triển nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa, hoàn toàn phi lợi nhuận.

“Bản thân Linh xác định khi startup mình đã có những thành công nhất định, khởi nghiệp chỉ giúp Linh “được nhiều thêm” chứ không “mất” đi điều gì. Dù khó khăn thì tôi cũng luôn tập trung mình LÀM ĐƯỢC GÌ và tận dụng những thế “khó” – chị Linh chia sẻ.

Chị kể, năm 2020, các hoạt động của CHIR dự kiến phủ kín 6 tháng đầu năm đã hoàn toàn bị quét sạch vì dịch Covid-19. Thay vì ngồi yên, chị quyết định sử dụng ngân sách dự phòng để chi trả cho nhân viên, sử dụng thời gian trống  để triển khai các hoạt động cộng đồng và chuyển hướng sang các hoạt động trực tuyến.  Tất cả nhằm tập trung làm thế nào tạo ra giá trị nhiều nhất, lãng phí ít nhất nguồn lực trong giai đoạn khó khăn.

Với 58 hội thảo online được tổ chức trong vòng một năm, CHIR vẫn vững vàng trong dịch bệnh và có thêm những hướng phát triển mới.

Nhận mình là người phụ nữ luôn “né” những việc quá sức, ưu tiên chọn những việc trong khả năng của mình, tập trung vào mục tiêu cốt lõi và “may mắn có được người bạn đời không chỉ hiểu, ủng hộ mà còn đồng hành” đã giúp chị Ngọc Linh thành công trong sự nghiệp.

“Hơn hết, khi được theo đuổi đúng đam mê, và đam mê ấy lại tạo ra những giá trị cộng đồng thì bạn luôn được tiếp lửa, luôn được tạo động lực, làm mà vui. Gia đình, người thân cũng dễ dàng ủng hộ bạn trên chặng đường mà bạn đã chọn” – chị Ngọc Linh chia sẻ.

Ngoài những bí quyết khởi nghiệp đơn giản mà sâu sắc, chị Ngọc Linh còn chia sẻ đến sinh viên FUNiX bộ sách hữu với bất cứ ai muốn theo đuổi startup là bộ sách “Sổ tay sống” (tác giả Nguyễn Thế Anh) và “Một đời quản trị” (tác giả Phan Văn Trường) – những cuốn sách mà ai cũng cần đọc để ứng dụng cho cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại