Sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội và bài học gọi vốn cùng CEO Deepview tại FUNiX
Founder/CEO startup giáo dục Deepview Đặng Việt Hùng chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn với 150 sinh viên Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) trong khóa học Khởi nghiệp tại FUNiX.
- Điều gì giúp Singapore trở thành 'Thung lũng Silicon của châu Á'?
- Vì sao Singapore là thiên đường khởi nghiệp cho giới công nghệ?
- Founder Iron Team chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50
- Khoá học Khởi nghiệp FUNiX và những điểm khác biệt
- Top 5 cuốn sách giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Anh Đặng Việt Hùng có kinh nghiệm 20 năm khởi nghiệp, sáng lập/đồng sáng lập nhiều doanh nghiệp từ thương mại điện tử đến thiết kế, dược phẩm, dịch vụ khởi nghiệp, công nghệ và giáo dục. Hiện tại, anh tập trung xây dựng nền tảng công nghệ giáo dục (Edtech) Deepview. Lấy cảm hứng từ ứng dụng game hoá lớp học nổi tiếng Kahoot, Deepview là ứng dụng học tập theo kiểu “học được tiền” (learn to earn), giúp tăng hiệu quả học trực tuyến bằng cách đặt câu hỏi và thưởng cho người học bằng tiền điện tử.
Trong buổi trò chuyện với sinh viên ĐH. QGHN, diễn giả đã chia sẻ bí quyết về cách gây quỹ thành công ở Việt Nam và những khuyến nghị quý báu cho những nhà sáng lập tương lai.
Theo anh Đặng Việt Hùng, bản thân founder cũng phải có một số vốn nhất định, sau đó tiếp cận gia đình, bạn bè, nhà đầu tư thiên thần (angel investor), các vườn ươm, khách hàng… và cuối cùng là các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital)
Anh chia sẻ về 5 bước triển khai trong quy trình gọi vốn. Trước hết, đội ngũ sáng lập cần chuẩn bị một pitch deck (bản trình bày ngắn gọn, tổng quan về kế hoạch kinh doanh), lộ trình tài chính, và định ra số tiền gọi vốn. Dựa vào đó, các nhà đầu tư sẽ đánh giá về độ khả thi, logic của dự án cũng như sự phù hợp của số tiền gọi vốn với kế hoạch kinh doanh. Sau đó, startup cần được định giá dựa trên số lượng người dùng, số doanh thu, chiết khấu dòng tiền..
Tiếp theo, nhà khởi nghiệp cần lập ra một danh sách quỹ và nhà đầu tư thích hợp với dự án; thực hiện các hoạt động quảng bá phù hợp để thu hút sự quan tâm của họ. Và cuối cùng là bước tiếp cận nhà đầu tư để trình bày về dự án của mình.
Tiếp nối phần trình bày của anh Đặng Việt Hùng là phần Q&A sôi nổi với gần 15 câu hỏi đến từ khán giả. Trả lời câu hỏi của bạn Dương Hương về những yếu tố quan trọng nhất khiến nhà đầu tư quyết định rót vốn vào dự án, diễn giả cho biết các startup gây quỹ thành công được nhà đầu tư đánh giá có tiềm năng lớn.
Điều này được thể hiện qua quy mô thị trường lớn, sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt, mô hình kinh doanh hợp lý, thành quả ban đầu hứa hẹn v.v. Đội ngũ sáng lập cũng chiếm vai trò quyết định, được đánh giá dựa trên độ tin cậy, kinh nghiệm phù hợp, năng lực đã được chứng minh. Bên cạnh đó, sự tương thích giữa dự án và xu hướng, triết lý của nhà đầu tư cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Trước thắc mắc của bạn Tạ Nguyệt Nga về cách gợi nên hứng thú cho nhà đầu tư về dự án của mình, anh khuyên: “Với các nhà đầu tư, các bạn đừng vội bán hàng mà hãy tiếp cận dần dần, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng quan hệ. Với mối quan hệ sẵn có, họ sẽ có thiện cảm khi nghe bạn trình bày về dự án của mình”.
Những bài học đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của anh Đặng Việt Hùng đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ khán giả. Bạn Tạ Thị Thanh Ngân, sinh viên Trường Quốc Tế, ĐH. QGHN nhận xét diễn giả chia sẻ nhiệt tình, thực tế. “Nội dung anh trình bày giúp em có thêm nhiều thông tin hơn về cách gọi vốn cho dự án khởi nghiệp của mình”, bạn nói thêm.
Buổi chia sẻ của Diễn giả Đặng Việt Hùng nằm trong chương trình “Khởi nghiệp” do FUNiX tổ chức cho sinh viên các trường đại học theo mô hình FUNiX Way. Khóa học kết hợp chương trình học tập trực tuyến có mentor hỗ trợ 1-1 với trải nghiệm làm việc nhóm. Theo đó, các bạn cùng lập dự án khởi nghiệp, thảo luận ý tưởng, nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Đại diện FUNiX, Giám đốc Học viện số Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết các buổi trò chuyện, thảo luận với các nhà khởi nghiệp, diễn giả giàu kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khóa học liên hệ kiến thức được học với thực tế doanh nghiệp. “Chúng tôi hy vọng qua đây các em sẽ được trang bị những kiến thức, bài học cần thiết để phát triển những dự án khởi nghiệp của riêng mình”, bà cho biết.
Theo dõi lại sự kiện tại đây:
Vân Nguyễn
FUNiX triển khai chương trình “Khởi nghiệp” cho hơn 200 sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2021. Bên cạnh đó, FUNiX cũng ký thỏa thuận hợp tác về phối hợp đào tạo trực tuyến, chuyển đổi tín chỉ với nhiều trường đại học khác như: Đại học Thăng Long (môn Nhập môn khoa học máy tính, Trở thành công dân số, Khởi nghiệp); Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (ngành Lập trình ứng dụng ô tô Automotive), Đại học Khoa học xã hội Singapore (Môn Blockchain và An ninh mạng)… Tổ chức này cũng phối hợp triển khai chương trình Du học chuyển tiếp cùng hai đại học quốc tế hàng đầu là Đại học Deakin (Australia), Đại học City University of Seattle (Mỹ). Ngoài các đơn vị đại học, FUNiX phát triển hợp tác với gần 100 doanh nghiệp trong ngành IT, đồng hành trong các hoạt động như: cử chuyên gia tham gia đào tạo học viên, xây dựng học liệu cho chương trình đào tạo tại FUNiX, tạo điều kiện thực tập, cam kết tuyển dụng học viên đáp ứng yêu cầu của đơn vị. |
Bình luận (0
)