20:00 - 24/12/2023 | ONLINE QUA ZOOM MEETING
Đăng ký tham giaCó gì đặc biệt ở 8 đề án lọt vào vòng chung kết cuộc thi FUNiX ChatGPT Hackathon?
Kết thúc vòng Sơ loại cuộc thi FUNiX ChatGPT Hackathon, 8 đội chơi xuất sắc mang đến các dự án tiềm năng sẽ cùng tranh tài tại trận Chung kết diễn ra vào ngày 7/5 sắp tới. Hãy cùng xem các dự án lọt vào vòng thi cuối cùng có những điểm gì độc đáo gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo.
Nhóm AIELTS với đề án “Trang web học IELTS tích hợp chatGPT”, bao gồm 5 thành viên: Sinh viên Trần Vũ Kim Anh, sinh viên Hồ Trọng Nhân, sinh viên Nguyễn Gia Khánh (Đại học FPT), sinh viên Lê Đình Anh Huy (International University), sinh viên Trần Nguyễn Quy (University of Science). AIELTS tập trung xây dựng một trang web học ngoại ngữ (tiếng Anh) nhằm cải thiện kỹ năng viết và nghe trong kỳ thi IELTS. Đặt trong thực trạng nhu cầu học Tiếng Anh đang tăng trưởng nhanh và liên tục, chúng chỉ IELTS ngày càng đây được xem là đề tài ý nghĩa, có tiềm năng trong tương lai.
5 chàng trai đến từ trường Đại học Bách Khoa gồm: sinh viên Trần Thành Luân, sinh viên Trịnh Xuân Minh, sinh viên Trịnh Văn Chiến, sinh viên Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Phạm Thành Dũng, mang đến cuộc thi ChatGPT Hackathon đề án: “Nền tảng chia sẻ tài liệu Dost”.
Trần Thành Luân (Đại học Bách Khoa Hà Nội – Trưởng dự án “Nền tảng chia sẻ tài liệu Dost”) cho biết ý tưởng ra đời dự án bắt nguồn từ chính thực tế việc nghiên cứu của sinh viên, các tài liệu tham khảo thường không được sắp xếp bài bản. “Hiện nay, dù đã có một số nền tảng chia sẻ tài liệu trên thị trường nhưng chưa sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, và không có nhiều công nghệ để hỗ trợ người dùng” – Luân cho biết.
Các giám khảo nhận định đề tài này tuy phổ biến nhưng gây ấn tượng với BGK bởi sự đầu tư kỹ lưỡng, bài bản về nhu cầu, giải pháp, hàm lượng công nghệ lớn.
Nhóm ICTU bao gồm 3 thành viên đến từ Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên: sinh viên Nông Thế Lâm, sinh viên Hồ Văn Thi và sinh viên Hoàng Thẩm Yến Trúc.
Mang đến cuộc thi đề án: “Xây dựng phần mềm nhúng trợ lý ảo sử dụng ChatGPT cho hệ thống nhà thông minh”, nhóm sinh viên đến từ Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên cho biết dù dự án nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối diện với một số vấn đề hiện tại cần được giải quyết như: Chi phí lắp đặt lớn, người lớn tuổi khó khăn trong tiếp cận công nghệ,…
Ứng dụng công nghệ ChatGPT, nhóm mong muốn tạo ra giải pháp xây dựng hệ thống nhúng hỗ trợ người dùng. Một số tính năng sản phẩm tập trung vào: Có khả năng giao tiếp bằng giọng nói với người dùng như một người quản gia thực thụ, điều khiển thiết bị thông minh trong nhà, đưa ra các câu trả lời tương ứng với thắc mắc của người dùng.
3 sinh viên Nguyễn Đình Anh (ĐH FPT), Phạm Vũ Thái Minh (ĐH FPT), Nguyễn Phương Linh (ĐH Kinh tế Quốc dân) mang đến cuộc thi đề án: “FinAInce Assistant”. Sản phẩm của nhóm là một trợ lý ảo ngân hàng được tích hợp trên nền tảng Chat App, giúp đơn giản hóa các thao tác người dùng để thực hiện một số tác vụ như chuyển tiền, kiểm tra số dư, quản lý tài chính, … thông qua các đoạn chat hoặc là bằng giọng nói (thay vì phải sử dụng các button trên giao diện).
Điểm khác biệt của sản phẩm này là sử dụng ChatGPT để xác định, trích xuất các ý định của người từ đoạn chat. Điều này giúp cho sản phẩm sẽ không bị giới hạn bởi một vài chức năng cơ bản của ngân hàng, việc sử dụng ChatGPT có thể giúp sản phẩm nhận ra được nhiều dạng ý định của người dùng.
Nhóm dự thi TCT bao gồm 3 thành viên: Ngô Thanh Tân – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Tăng Truyền Tín – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Huỳnh Vĩnh Cường – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Dự án của TCT là Phần mềm gợi ý ngành học ở các trường đại học. Sản phẩm nhằm giúp học sinh và sinh viên có thể tra cứu điểm thi và
nhận được gợi ý thông tin chi tiết và chính xác về các trường đại học và ngành học phù hợp với điểm số, sở thích và khả năng của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết về các trường đại học, bao gồm điểm chuẩn, học phí và các tiện ích khác liên quan.
Trà Lê Tiến Đạt, Nguyễn Quốc Huy và Tô Châu Trí Dũng là 3 học viên đến từ Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX. Từ thực tế học tập tại FUNiX, các bạn nhận thấy Hannah (cán bộ chăm sóc học viên) có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình học của các xTer. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có công cụ, phần mềm nào phù hợp hỗ trợ công tác của Hannah trong việc quản lý, giúp đỡ học viên.
Từ đó, nhóm có ý tưởng Xây dựng phần mềm hỗ trợ Hannah (Hannah’s Assistant), phần mềm được xây dựng trên nền tảng Web Application với các chức năng nhằm hỗ trợ công tác của Hannah như: Theo dõi, đánh giá tiến độ và trạng thái học tập của học viên; Hỗ trợ ghi chú tương tác với học viên; Trích xuất lộ trình học tập (tham khảo).
Nhóm B.L.A.S.T gồm 3 sinh viên đến từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và ĐH Duy Tân Đà Nẵng là: Trương Quang Nhật, Lê Chu Báu và Nguyễn Thanh Hào. Mang đến dự án “Công cụ chấm điểm và đánh giá cho giáo viên IELTS”, sinh viên Lê Chu Báu chia sẻ công cụ được làm ra với mục đích tiết kiệm 80% thời gian chấm bài và nhận xét Ielts Writing thông qua việc làm cầu nối giữa ChatGPT và giáo viên, giúp tăng hiệu suất và chất lượng các bài chấm của mình, từ đó khuyến khích học viên viết nhiều hơn để cái thiện điểm số. “Cuộc thi là cơ hội để chúng tôi thử thách bản thân, đồng thời muốn gửi gắm niềm tin rằng AI có thể thay đổi toàn cục việc dạy và học, như cách mà Internet đã làm” – Nam sinh bày tỏ.
Nhóm 5 sinh viên đến từ trường Cao đẳng FPT Hà Nội: Trương Xuân Phương, Đặng Phương Nam, Đỗ Quang Anh, Hoàng Ngọc Phương Chi, Nguyễn Mậu Nam Dương, mang đến cuộc thi sản phẩm Study Space – Nền tảng khóa học trực tuyến tích hợp ChatGPT. Nền tảng sẽ sử dụng ChatGPT để gợi ý hoặc giải thích cho người học các lỗi xảy ra trong quá trình thực hành thông qua các Test Case bị lỗi; Cập nhật các khóa học và bài tập giúp người học bắt kịp với xu hướng về công nghệ; Chia các học phần từ cơ bản đến nâng cao giúp người học dễ dàng tiếp thu từ những kiến thức cơ bản nhất.
8 dự án đầy tiềm sẽ chính thức tranh tài vào trận Chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 7/5 sắp tới. Hãy cùng đón chờ đội thi nào sẽ giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
Minh Tiến
Có gì đặc biệt ở 8 đề án lọt vào vòng chung kết cuộc thi FUNiX ChatGPT Hackathon?
Kết thúc vòng Sơ loại cuộc thi FUNiX ChatGPT Hackathon, 8 đội chơi xuất sắc mang đến các dự án tiềm năng sẽ cùng tranh tài tại trận Chung kết diễn ra vào ngày 7/5 sắp tới. Hãy cùng xem các dự án lọt vào vòng thi cuối cùng có những điểm gì độc đáo gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo.
Nhóm AIELTS với đề án “Trang web học IELTS tích hợp chatGPT”, bao gồm 5 thành viên: Sinh viên Trần Vũ Kim Anh, sinh viên Hồ Trọng Nhân, sinh viên Nguyễn Gia Khánh (Đại học FPT), sinh viên Lê Đình Anh Huy (International University), sinh viên Trần Nguyễn Quy (University of Science). AIELTS tập trung xây dựng một trang web học ngoại ngữ (tiếng Anh) nhằm cải thiện kỹ năng viết và nghe trong kỳ thi IELTS. Đặt trong thực trạng nhu cầu học Tiếng Anh đang tăng trưởng nhanh và liên tục, chúng chỉ IELTS ngày càng đây được xem là đề tài ý nghĩa, có tiềm năng trong tương lai.
5 chàng trai đến từ trường Đại học Bách Khoa gồm: sinh viên Trần Thành Luân, sinh viên Trịnh Xuân Minh, sinh viên Trịnh Văn Chiến, sinh viên Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Phạm Thành Dũng, mang đến cuộc thi ChatGPT Hackathon đề án: “Nền tảng chia sẻ tài liệu Dost”.
Trần Thành Luân (Đại học Bách Khoa Hà Nội – Trưởng dự án “Nền tảng chia sẻ tài liệu Dost”) cho biết ý tưởng ra đời dự án bắt nguồn từ chính thực tế việc nghiên cứu của sinh viên, các tài liệu tham khảo thường không được sắp xếp bài bản. “Hiện nay, dù đã có một số nền tảng chia sẻ tài liệu trên thị trường nhưng chưa sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, và không có nhiều công nghệ để hỗ trợ người dùng” – Luân cho biết.
Các giám khảo nhận định đề tài này tuy phổ biến nhưng gây ấn tượng với BGK bởi sự đầu tư kỹ lưỡng, bài bản về nhu cầu, giải pháp, hàm lượng công nghệ lớn.
Nhóm ICTU bao gồm 3 thành viên đến từ Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên: sinh viên Nông Thế Lâm, sinh viên Hồ Văn Thi và sinh viên Hoàng Thẩm Yến Trúc.
Mang đến cuộc thi đề án: “Xây dựng phần mềm nhúng trợ lý ảo sử dụng ChatGPT cho hệ thống nhà thông minh”, nhóm sinh viên đến từ Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên cho biết dù dự án nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối diện với một số vấn đề hiện tại cần được giải quyết như: Chi phí lắp đặt lớn, người lớn tuổi khó khăn trong tiếp cận công nghệ,…
Ứng dụng công nghệ ChatGPT, nhóm mong muốn tạo ra giải pháp xây dựng hệ thống nhúng hỗ trợ người dùng. Một số tính năng sản phẩm tập trung vào: Có khả năng giao tiếp bằng giọng nói với người dùng như một người quản gia thực thụ, điều khiển thiết bị thông minh trong nhà, đưa ra các câu trả lời tương ứng với thắc mắc của người dùng.
3 sinh viên Nguyễn Đình Anh (ĐH FPT), Phạm Vũ Thái Minh (ĐH FPT), Nguyễn Phương Linh (ĐH Kinh tế Quốc dân) mang đến cuộc thi đề án: “FinAInce Assistant”. Sản phẩm của nhóm là một trợ lý ảo ngân hàng được tích hợp trên nền tảng Chat App, giúp đơn giản hóa các thao tác người dùng để thực hiện một số tác vụ như chuyển tiền, kiểm tra số dư, quản lý tài chính, … thông qua các đoạn chat hoặc là bằng giọng nói (thay vì phải sử dụng các button trên giao diện).
Điểm khác biệt của sản phẩm này là sử dụng ChatGPT để xác định, trích xuất các ý định của người từ đoạn chat. Điều này giúp cho sản phẩm sẽ không bị giới hạn bởi một vài chức năng cơ bản của ngân hàng, việc sử dụng ChatGPT có thể giúp sản phẩm nhận ra được nhiều dạng ý định của người dùng.
Nhóm dự thi TCT bao gồm 3 thành viên: Ngô Thanh Tân – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Tăng Truyền Tín – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Huỳnh Vĩnh Cường – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Dự án của TCT là Phần mềm gợi ý ngành học ở các trường đại học. Sản phẩm nhằm giúp học sinh và sinh viên có thể tra cứu điểm thi và
nhận được gợi ý thông tin chi tiết và chính xác về các trường đại học và ngành học phù hợp với điểm số, sở thích và khả năng của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết về các trường đại học, bao gồm điểm chuẩn, học phí và các tiện ích khác liên quan.
Trà Lê Tiến Đạt, Nguyễn Quốc Huy và Tô Châu Trí Dũng là 3 học viên đến từ Tổ chức Giáo dục Trực tuyến FUNiX. Từ thực tế học tập tại FUNiX, các bạn nhận thấy Hannah (cán bộ chăm sóc học viên) có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình học của các xTer. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có công cụ, phần mềm nào phù hợp hỗ trợ công tác của Hannah trong việc quản lý, giúp đỡ học viên.
Từ đó, nhóm có ý tưởng Xây dựng phần mềm hỗ trợ Hannah (Hannah’s Assistant), phần mềm được xây dựng trên nền tảng Web Application với các chức năng nhằm hỗ trợ công tác của Hannah như: Theo dõi, đánh giá tiến độ và trạng thái học tập của học viên; Hỗ trợ ghi chú tương tác với học viên; Trích xuất lộ trình học tập (tham khảo).
Nhóm B.L.A.S.T gồm 3 sinh viên đến từ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và ĐH Duy Tân Đà Nẵng là: Trương Quang Nhật, Lê Chu Báu và Nguyễn Thanh Hào. Mang đến dự án “Công cụ chấm điểm và đánh giá cho giáo viên IELTS”, sinh viên Lê Chu Báu chia sẻ công cụ được làm ra với mục đích tiết kiệm 80% thời gian chấm bài và nhận xét Ielts Writing thông qua việc làm cầu nối giữa ChatGPT và giáo viên, giúp tăng hiệu suất và chất lượng các bài chấm của mình, từ đó khuyến khích học viên viết nhiều hơn để cái thiện điểm số. “Cuộc thi là cơ hội để chúng tôi thử thách bản thân, đồng thời muốn gửi gắm niềm tin rằng AI có thể thay đổi toàn cục việc dạy và học, như cách mà Internet đã làm” – Nam sinh bày tỏ.
Nhóm 5 sinh viên đến từ trường Cao đẳng FPT Hà Nội: Trương Xuân Phương, Đặng Phương Nam, Đỗ Quang Anh, Hoàng Ngọc Phương Chi, Nguyễn Mậu Nam Dương, mang đến cuộc thi sản phẩm Study Space – Nền tảng khóa học trực tuyến tích hợp ChatGPT. Nền tảng sẽ sử dụng ChatGPT để gợi ý hoặc giải thích cho người học các lỗi xảy ra trong quá trình thực hành thông qua các Test Case bị lỗi; Cập nhật các khóa học và bài tập giúp người học bắt kịp với xu hướng về công nghệ; Chia các học phần từ cơ bản đến nâng cao giúp người học dễ dàng tiếp thu từ những kiến thức cơ bản nhất.
8 dự án đầy tiềm sẽ chính thức tranh tài vào trận Chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 7/5 sắp tới. Hãy cùng đón chờ đội thi nào sẽ giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
Minh Tiến
Bình luận
Sự kiện liên quan
-
Vinasa, Udemy, FUNiX hợp tác phát triển khung năng lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Vinasa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Udemy và FUNIX, đánh dấu… -
FUNiX đồng hành cùng Trường Marie Curie tư vấn hướng nghiệp trực tuyến
Tối ngày 9/4, FUNiX phối hợp cùng Trường THPT Marie Curie tổ chức sự… -
CLB xVlancer giúp học viên FUNiX kiếm gần 900 triệu trong 9 tháng
Sau gần 9 tháng thành lập, câu lạc bộ - CLB xVlancer của FUNiX… -
FUNiX hợp tác EWAY triển khai giải pháp xác thực khuôn mặt cho gần 30 nghìn học viên
Nhằm tối ưu trải nghiệm trong học tập trực tuyến cho gần 30 nghìn… -
Webinar Next-level AI Content - Hướng dẫn tạo content với ChatGPT
Anh Trung Caha - Co-Founder Antory, Admin blog khoahocmidjourney.com, cùng nhiều chuyên gia sẽ… -
FUNiX hướng nghiệp, đồng hành tìm việc mơ ước cho 800 học viên
Chương trình xCareer - giới thiệu doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp dành…
Bình luận