Coder viết Blog: Đừng đợi đến khi thành master mới viết!
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Đó chỉ là một câu trả lời khá thú vị trong buổi giao lưu trực tuyến của sinh viên FUNiX với blogger Tôi đi code dạo tối qua.
Không giới hạn số lượng câu hỏi, không khó khăn về khoảng cách địa lý, hoan 30 câu hỏi đã được gửi về cho Blogger Tôi đi code dạo vào tối qua. Từ những vấn đề như học một hay nhiều ngôn ngữ lập trình, làm thế nào để xây dựng hình ảnh cá nhân tốt thông qua chia sẻ, vì sao lại đến với code… đều được Blogger Tôi đi code dạo giải đáp nhiệt tình.
28 câu hỏi từ các xMen, xTer FUNiX và các khách ngoài quan tâm đến sự kiện đã được giải đáp trong ngày hôm qua. Dưới đây, FUNiX trích dẫn những câu trả lời nổi bật nhất của phần giao lưu, để theo dõi cụ thể hơn, bạn có thể xem tại đây.
Hỏi: Mình cũng muốn xây dựng thương hiệu cá nhân (giống như bạn) cho bản thân thông qua việc viết blog, tham gia cộng đồng coder,… nhưng mình băn khoăn là phải làm từ đâu khi nào thì mới bắt đầu. Nên xây dựng thương hiệu khi mình code tốt rồi hay ngay từ khi mới chập chững đã nên bắt đầu làm việc này?
Blogger Tôi đi code dạo: Mình sẽ trả lời bạn hai ý nhé:
1.Khi nào bắt đầu?
Tốt nhất là càng sớm càng tốt. Đừng đợi tí khi mình master một cái gì đó mới bắt đầu viết, ngày đó không bao giờ tới đâu. Bản thân mình viết blog khi chỉ còn là junior, biết gì viết nấy thôi.
Bản thân việc viết sẽ giúp bạn nâng cao trình độ (vì phải luôn tìm tòi, học hỏi mới giải thích được vấn đề). Nếu viết sai sẽ có người góp ý cho bạn. Nếu viết đúng thì người khác có ích nhờ bài viết của bạn, không thiệt đường nào phải không nè!
2. Bắt đầu từ đâu?
Mình từng đọc một câu thế này: muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, đừng quan tâm tới thương hiệu mà hay quan tâm đến những giá trị (value) mà bạn mang lại cho cộng đồng.
Việc gây dựng tên tuổi bằng blog khá mất thời gian, ban đầu mình viết liên tục gần 1 năm trời chỉ được hơn 100k view. Giá trị của 1 quyển ebook/1 khoá học nhiều hơn giá trị của 1 bài blog nhiều nên bạn chỉ cần làm khoảng 3-4 khoá học là đã có thể gây dựng được tên tuổi rồi (Giữa năm nay mình cũng sẽ bắt đầu thực hiện).
Ngoài ra, bạn có thể tham gia phát biểu tại các event. Ví dụ nếu muốn xây dựng thương hiệu trùm ASP.NET MVC, thay vì cầm card visit đi giới thiệu, bạn chỉ cần viết 1 cuốn ebook nhỏ về nhập MVC nhập môn, làm một khoá học ngắn về nó, hoặc tham gia giới thiệu công nghệ tại một event nào đó.
Hỏi: Động lực nào khiến bạn duy trì 1 tần suất viết bài đều đặn như thế? (nếu không nhầm thì là 02 bài/tuần)
Mình có nhắc đến trong bài blog Tạo động lực học tập, Sức mạnh của thói quen, mình không có động lực mà tập cho nó thành thói quen. Cứ mỗi tối t3, t5 hoặc cuối tuần rảnh là mình lại bỏ chút thời gian ra, ngồi xuống là viết thôi. Với lại lâu lâu mình nghe bạn đọc chia sẻ là ngày nào cũng vào blog để hóng bài viết mới, cũng vui vui.
Mình không đăng hết mà luôn có khoảng 5-7 bài viết dự phòng nên những lúc bệnh, bận rộn hoặc lười vẫn có bài viết để đăng đúng hẹn, khi nào rảnh thì viết bù.
Hỏi: Có nhiều khi em chưa bước chân vào chương trình học đã thấy “réc” vì trước mặt là “cả một bầu trời mơ hồ” ấy ạ. Giống như là đi lạc mà không biết phải đi đâu cho đúng, băn khoăn không biết đứng lại chọn đường hay cứ đi cắm đầu đi miết rồi mới đi đúng đường. Ở đây em muốn hỏi: muốn chế ngự được nỗi sợ hãi này để học cho tốt hơn thì em phải làm như thế nào? Em phải làm những gì? Nếu không làm được thì trước sau gì em cũng sẽ “chết.”
Blogger Tôi đi code dạo: Anh khuyên là em nên “chết” một vài lần rồi sẽ không sợ chết nữa. (Giống như có mấy người sợ bị ung thư nhưng lúc mắc ung thư rồi lại không sợ nữa ấy mà). Đơn giản là vì cái sự “lạc đường” nó không gây hại gì cho em cả.
Lúc trước mỗi khi thấy quá nhiều kiến thức, anh cũng sợ mình không học được hết. Sau một thời gian cắm đầu học anh nhận ra là… kiến thức bao la có học hoài cũng học không hết đâu. Em đừng băn khoăn chọn nhiều, thấy gì muốn học thì cứ thử, quan trọng hay có ích cho bản thân thì học tiếp, chán thì học cái khác thôi.
Hỏi: Em đã coi mấy bài của anh và theo như anh nói thì PHP khá tệ vậy anh có thể chi em biết nó tệ chỗ nào không ạ?
Blogger Tôi đi code dạo: Thật ra đã có quá nhiều người nêu rõ lý do vì sao php tệ rồi nên em có thể tự Google tìm hiểu nhé. Cá nhân anh thì thấy nó tệ vì các lý do sau đây:
– Bản thân ngôn ngữ “quá dễ” tiếp cận, tạo website rất nhanh chóng. Code bậy bạ không đúng qui chuẩn gì cũng có thể tạo ra một website “tàm tạm”. Điều này gây ra nhiều thói quen xấu những bạn mới học lập trình hoặc tự học PHP.
– Bản thân ngôn ngữ PHP có thiết kế khá sida, cách đặt tên hàm không rõ ràng, thứ các tham số truyền vào cũng thế.
– Document rất tệ, không rõ ràng: http://php.net/docs.php, đọc rất khó chịu. Ngoài ra, khi google các ví dụ trong PHP (Chức năng login, upload file v…v), hầu hết các ví dụ có sẵn thường khá sơ sài cẩu thả, dễ dính lỗi bảo mật -> Các bạn mới học copy mà không rõ sẽ làm website dính lỗi bảo mật theo.
Hỏi: Làm thế nào để biết mình phù hợp với ngành Computer Science hay không?
Blogger Tôi đi code dạo: Cách nhanh nhất để biết mình có phù hợp với ngành Computer Sciencehay không là… thử. Bạn có thể thử bằng cách lên một số trang dạy code online như freecodecamp, codeacademy, bắt tay vào học ngay một khóa học (miễn phí) để xem mình có cảm thấy thích hay không. Nếu thích thì nhích thôi.
Theo mình, nếu có phần lớn (không cần toàn bộ) các tố chất sau đây, bạn có thể “phù hợp” với ngành CS:
– Thích làm việc với máy tính
– Có khả năng toán học kha khá
– Có tư duy logic, biết cách phân tích làm rõ vấn đề
– Có vốn tiếng Anh kha khá và có khả năng tự học
– Tính hơi tò mò, thích tìm hiểu cái mới
– Hơi… lười một tí, lập trình viên là những người khá lười biếng. Khi gặp những công việc nhàm chán, lặp lại, họ thường tìm cách lập trình cho máy tính thực hiện để có thể… làm biếng.
Hỏi: Bạn có lời khuyên gì cho những học viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường như xTer của Funix?
Blogger Tôi đi code dạo: Xin chôm một lời khuyên mình từng nghe đâu đó: Hãy học cách “lợi dụng” thầy cô, sau đó học cách “tránh dựa dẫm” vào thầy cô.
– Khi còn đang theo học ở FUNiX, hãy tận dụng hết khả năng để “lợi dụng”, “bóc lột” công sức lao động của các thầy cô (Mentor) bằng cách nhờ họ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách học, định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai cho bản thân.
– Khi sắp ra trường hãy tìm cách “tránh dựa dẫm” vào thầy cô. Mentor không thể nắm tay dắt bạn đi mãi được. Khi đi làm, gặp những khó khăn khúc mắc, bạn sẽ phải tự tìm cách giải quyết. Hãy rèn luyện khả năng tự học thì về sau bạn mới có thể tiến xa được.
Series “Trò chuyện với Khủng long” của FUNiX ra đời nhằm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên giao lưu trực tuyến với các chuyên gia trong ngành. Định kỳ 1 lần/ 1 tháng, sự kiện là dịp để các bạn sinh viên phát triển hơn nữa khả năng đặt câu hỏi và tư duy phản biện, đây cũng là điểm trường chú trọng rèn luyện cho các bạn.
Mời các bạn theo dõi phần giao lưu trực tuyến cùng “Khủng long” số trước là PGS.TS Vũ Duy Mẫn, cựu chuyên gia công nghệ Ban thư ký Liên hợp quốc tại đây. |
Mai Phương (Tổng hợp)
Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn
Bình luận (0
)