Dự án của học sinh Việt Nam chiến thắng tại Cuộc thi AI do FUNiX & ĐH Deakin tổ chức
Dự án nghiên cứu về ứng dụng của Internet vạn vật (IoT) trong ươm giống cây ớt Aji Charapita của nhóm học sinh THPT tỉnh Hậu Giang đã giành giải nhất trong cuộc thi quốc tế về Trí tuệ nhân tạo được tổ chức bởi FUNiX và Đại học Deakin (Úc) với chủ đề "AI và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc".
- FUNiX đồng hành cùng Đại học Deakin tại Cuộc thi AIC 2022
- xTalk FUNiX: Khám phá bí quyết chinh phục con đường du học Mỹ
- xTalk 56: Cùng tìm hiểu về Vòng đời phát triển phần mềm
- xTalk FUNiX: Khám phá cơ hội lấy bằng đại học top 1 thế giới
Hướng đến mục đích ứng dụng công nghệ vào phát triển nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo cho người dân tại địa phương mình, nhóm học sinh Hậu Giang đã nghiên cứu về việc trồng cây ớt Aji Charapita, bởi đây là giống cây cho giá thành quả ớt thương phẩm khá cao nhưng việc ươm giống tại Việt Nam còn khó khăn. Các em học sinh đã nghiên cứu tạo ra một hệ thống thu thập dữ liệu phát triển của việc nảy mầm, từ đó sử dụng ngôn ngữ lập trình Python huấn luyện một hệ thống AI nhằm mục tiêu cải tiến chất lượng việc nảy mầm từ việc tác động ngược lại hệ thống IoT.
Chia sẻ về quá trình làm dự án, nhóm học sinh trường THPT Chuyên Vị Thanh (Hậu Giang) cho biết: “Trong quá trình thực hiện, có 2 quy trình phức tạp mà nhóm phải xử lý, một là hệ thống ghi nhận cảm biến môi trường dùng công nghệ IoT đưa dữ liệu lưu trữ lên đám mây. Việc này cũng tốn một khoảng thời gian thực nghiệm thực tế. Ngoài ra việc lập trình Python để huấn luyện hệ thống AI là một điều mới lạ, nhóm cũng nhờ sự hỗ trợ của các mentor từ FUNiX và nghiên cứu thêm từ Internet”.
Đại diện Ban giám khảo Cuộc thi AI, anh Trần Thanh Hải, Product Manager, công ty FPT Smart Cloud đánh giá cao về tinh thần dám làm của nhóm học sinh: “Các em đã chọn một đề tài rất thử thách và khó tìm được nguồn tham khảo ý tưởng mặc dù chưa được đào tạo bài bản những kiến thức cần thiết cho dự án này cả về công nghệ lẫn sinh học. Tôi biết rằng các em đã di chuyển hàng chục cây số để đến được địa điểm làm thí nghiệm và thử đi thử lại nhiều lần. Đó không phải là điều mà học sinh phổ thông nào cũng duy trì được trong nhiều tháng liên tiếp. Và cũng nhờ những thí nghiệm sát với thực tế đó, khả năng các em đưa được giải pháp vào sử dụng trong thực tế là rất cao.”
Cuộc thi AI quốc tế (Artificial Intelligence Competition 2022) có sự tham gia của 12 đội thi từ Việt Nam. Trải qua hơn hai tháng dự thi, 3 đội thi từ THPT Chuyên Sư phạm (Hà Nội), THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) và THPT Chuyên Vị Thanh (Hậu Giang) đã vào vòng chung kết, cạnh tranh với 2 đội thi khác từ Ấn Độ. Tuy mới chỉ học THPT và hầu hết đều chưa có kiến thức chuyên môn nhưng các em học sinh đã thể hiện tiềm năng và sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT với các dự án như: sử dụng công nghệ để bảo tồn động vật hoang dã, sử dụng công nghệ để giảm thiểu tai nạn giao thông….
Đánh giá về chất lượng thí sinh, ông Hoàng Văn Cương, Phó Giám Đốc FUNiX bày tỏ sự bất ngờ trước sự thể hiện ấn tượng của các em học sinh Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với các đội chơi quốc tế. “Dù không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với AI trước cuộc thi này nhưng qua các buổi học cùng Giáo sư của Đại học Deakin và các buổi huấn luyện cùng mentors FUNiX, các bạn đã có thể định vị được bài toán nào có thể được giải quyết bằng AI, đưa ra hướng sử dụng AI để giải quyết vấn đề và thậm chí bước đầu xây dựng được một số sản phẩm demo. Điều này một lần nữa khẳng định tiềm năng rất lớn của thế hệ trẻ Việt Nam với ngành CNTT nói chung và AI nói riêng”, ông nhận định.
Cuộc thi AI quốc tế (Artificial Intelligence Competition 2022) lần đầu tiên tổ chức, nhằm khuyến khích giới trẻ khám phá tiềm năng của mình trong lĩnh vực CNTT, và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN 17 SDGs). Các thí sinh tham gia cuộc thi được cung cấp thêm kiến thức về AI qua những buổi hội thảo trực tuyến, chuỗi workshop giảng dạy bởi giáo sư tại Đại học Deakin; đồng thời được hướng dẫn chuyên môn bởi các chuyên gia công nghệ dày dặn kinh nghiệm của Hệ thống giáo dục FUNiX.
Đỗ Huyền
Bình luận (0
)