Kỹ năng cần thiết của một lập trình viên đi theo hướng lập trình phần mềm ô tô
- Học IOT có làm việc được trong lĩnh vực ô tô hay không?
- 6 tháng học online giúp 9x chuyển nghề lập trình ô tô
- My FUNiX Story #32: Những cảm nhận ban đầu về khóa học lập trình ứng dụng ô tô - Automotive
- Học trực tuyến mở rộng cơ hội cho người trẻ với ngành công nghiệp ô tô
- Lối ‘mở’ học công nghệ chuyên sâu tìm đột phá sự nghiệp cho giới trẻ
Vào ngày 26/12 vừa qua tại ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo Automotive – Cơ hội việc làm trong kỷ nguyên 4.0, hé lộ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực đầy triển vọng này. Đặc biệt, khách mời của chương trình, anh Ngô Sỹ Việt Phú – Phó Giám đốc FGA (FPT Software) Đà Nẵng đã nói sâu về những kỹ năng cần thiết, giúp các bạn sinh viên có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ để trở thành một lập trình viên trong ngành phần mềm ô tô.
- ‘Làm Automotive cần đam mê và tinh thần không bỏ cuộc’
- Automotive – Cơ hội việc làm trong kỉ nguyên 4.0
Cùng với anh Việt Phú, chương trình còn có sự tham gia của chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại – FUNiX cùng hơn 20 sinh viên chuyên ngành Điện tử viễn thông – ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
Ở phần đầu của buổi hội thảo, anh Việt Phú đã điểm lại lịch sử ngành ô tô Việt Nam, giúp các khán giả có được hình dung rõ nét hơn về ngành ô tô trong nước. Thực tế, ngành ô tô Việt đã xuất hiện từ khá sớm từ những năm 1958 – 1970, và ở thời kỳ đỉnh cao cho ra đời dòng xe La Dalat với tỉ lệ nội địa hóa lên đến hơn 60%. Trong những năm qua, ngành ô tô Việt Nam có những bước phát triển không nhỏ với sự có mặt của nhiều “ông lớn” trong ngành như các thương hiệu ô tô nổi tiếng: Nissan, Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, Mercedes-Benz… Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên 4.0, ngành ô tô trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang đứng trước một sự dịch chuyển lớn, từ cơ khí sang phần mềm. Công nghệ Automotive ứng dụng trên ô tô đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai.
Dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng Nhật Bản trong lĩnh vực ô tô, anh Việt Phú chia sẻ dự báo, đến năm 2025, tổng lượng việc làm liên quan đến lĩnh vực ô tô sẽ có tới trên 60% liên quan tới làm phần mềm.
Ở Việt Nam, những “ông lớn” công nghệ như FPT đã đặt chân vào lĩnh vực phần mềm ô tô với nhiều tham vọng kể từ năm 2016. Sau 2 năm liên tục phát triển, xe tự hành của FPT đã có thể tự căn làn, chủ động rẽ trái/phải theo vạch đường. Trong quá trình di chuyển, xe xác định đối tượng qua đường theo công nghệ học máy và có thể tự động phanh và vòng tránh vật cản… Để có thể tiếp tục phát triển trong lĩnh vực Automotive, FPT hiện đang cần một lượng lớn các lập trình viên có đủ năng lực và trình độ, cũng như đam mê, nhiệt huyết về phần mềm ô tô. Hiện, FPT đã đặt hàng FUNiX để cung cấp ngay số lượng lớn học viên biết về lập trình C/C++ để đào tạo, tham gia vào lĩnh vực Automotive. Ngoài ra, FGA cũng đang phối hợp cùng FUNiX để triển khai một chương trình đào tạo lập trình viên ứng dụng ô tô với cam kết tuyển dụng cùng mức lương từ 8- 10 triệu đồng/ tháng.
Để nắm bắt cơ hội này, các bạn sinh viên có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ. Theo anh Phú, những kiến thức quan trọng mà sinh viên công nghệ cần nắm để trở thành một lập trình viên đi theo hướng lập trình phần mềm ô tô là kiến thức về điều khiển và kiến thức về Camera và AR… Anh nhấn mạnh, việc sở hữu kiến thức nền tảng các ngôn ngữ lập trình C/C++ là rất quan trọng để có thể tham gia vào lĩnh vực Automotive. Bên cạnh đó, các kiến thức cơ bản về Toán, Lý, ma trận… sinh viên cũng cần nắm chắc.
“Trong quá trình tuyển dụng, mình sẽ hỏi sâu về những kiến thức các bạn đã được học. Tuy nhiên, mình không đặt yêu cầu quá cao về mặt kiến thức, mà muốn hiểu hơn về cách suy nghĩ, tư duy của các bạn. Mình sẽ trò chuyện về các ngôn ngữ lập trình, về thuật toán… để đánh giá ứng viên” – anh Việt Phú tiết lộ.
Cũng theo chuyên gia của FGA, một yếu tố khác không kém quan trọng mà sinh viên cần có trước khi ra trường, chính là xác định được đam mê của mình.
“Nếu có đam mê, bạn sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu, chinh phục và thực hiện…”– anh khẳng định.
Bày tỏ sự hứng thú với chủ đề của hội thảo, các sinh viên của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cũng đặt ra nhiều câu hỏi, trao đổi với diễn giả của chương trình. Bạn Hoàng Văn Tuyên – SV năm 3 ngành Điện tử Viễn thông – ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cho hay: “Được tham gia hội thảo, trò chuyện với chuyên gia FPT Software thực sự là một điều may mắn. Mình học được rất nhiều sau chương trình như: Hiểu biết hơn về tương lai của lập trình phần mềm ô tô, về những cơ hội nghề nghiệp mà sinh viên Điện tử Viễn thông như mình có thể nắm bắt. Mình cũng rất ấn tượng khi biết đến Khóa học lập trình phần mềm ô tô của FUNiX – một chương trình đào tạo rất thực tế với thời gian học ngắn nhưng cơ hội việc làm thực sự hấp dẫn” – Tuyên chia sẻ.
Theo đó, chàng sinh viên năm 3 nhận xét, Khóa học lập trình phần mềm ô tô với C++ của FUNiX được thiết kế trong vòng 6 tháng, với cam kết đầu ra làm việc tại FGA (FPT Software) là một hướng lựa chọn sáng giá với những ai có đam mê trong lĩnh vực ô tô, lập trình nhúng, cũng như có mong muốn học nhanh, sớm đi làm.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)