Lập trình viên cần chuẩn bị những gì cho hành trình vươn ra thế giới?
Nhắn nhủ tới các học viên, lập trình viên đang nuôi giấc mơ làm việc tại thị trường nước ngoài, kỹ sư công nghệ Nguyễn Viết Hiền hy vọng các bạn sẽ học tập và trau dồi không ngừng kiến thức công nghệ, ngoại ngữ để hiện thức hoá ước mơ của mình.
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Lập trình viên xuất phát điểm muộn nên rèn tư duy và kỹ năng như thế nào?
Table of Contents
Tham gia xTalk #145: “Go global or go home”, mentor Nguyễn Viết Hiền – Senior Software Engineer Research Development tại BNF Technology Inc. (Hàn Quốc) đã mang đến những chia sẻ hữu ích dành cho các học viên, lập trình viên trẻ có ước mơ làm việc tại các thị trường quốc tế.
Sẵn sàng cho hành trình ‘vươn ra biển lớn’
Vào giai đoạn 2006 – 2009 khi các công ty Nhật Bản bắt đầu mở rộng thị trường tại Việt Nam, anh Nguyễn Viết Hiền khi đó là sinh viên năm cuối đã bắt đầu công việc bán thời gian tại một công ty công nghệ của Nhật, chuyên sản xuất phần mềm cho các máy in ép sơn.
Nhờ kinh nghiệm từ khi còn là sinh viên, năm 2009, anh tham gia công ty công nghệ CMC và có cơ hội làm việc với các khách hàng đến từ Hoa Kỳ. Sau 3 năm, nam kỹ sư công nghệ chuyển sang tập đoàn FPT Software với đa dạng các đối tác đến từ Anh, Úc, Singapore. Thông qua quá trình làm việc với khách hàng đa quốc gia, anh Hiền nhận thấy bản thân mình được mở mang về văn hoá, kiến thức, về đất nước, con người và đặc biệt là cách các công ty nước ngoài vận hành và quản lý dự án.
Trong nhiều năm làm việc, anh Hiền rất ấn tượng với chuyến công tác tới xứ sở Phù Trang vào năm 2007. “Đến Nhật Bản vào đúng mùa hoa anh đào nở rộ, tôi cảm thấy đây là một môi trường tuyệt vời để học hỏi và làm việc và nuôi dưỡng ý định sẽ đi ra thị trường quốc tế từ đó.” – anh cho biết
Sau quá trình tìm hiểu về thủ tục, một số yêu cầu về giấy tờ không được như ý, anh Hiền chuyển hướng sang Hàn Quốc, một quốc gia có nền kinh tế – công nghệ phát triển hàng đầu thế giới và chất lượng cuộc sống ở mức khá tốt. Bằng kiến thức và kỹ năng của mình, anh đã làm việc trong ngành công nghệ Hàn được 5 năm với vai trò kỹ sư công nghệ.
Trước đó, anh đã tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Business Administration tại ĐH Ngoại thương Hà Nội và ngành Software Engineering tại ĐH Bách khoa Hà Nội; ngoài ra, anh còn sở hữu Chứng chỉ FE (Fundamentals of Engineering Certification) – Kỹ sư CNTT chuẩn Nhật Bản năm 2006 và Chứng chỉ Object Oriented Analysis and Design của IBM.
Để ‘go global’, lập trình viên cần chuẩn bị những gì?
Theo kỹ sư Nguyễn Viết Hiền, ngoại ngữ chính là một trong những yếu tố tiên quyết để làm việc tại thị trường quốc tế. Tuỳ vào quốc gia mà các bạn muốn làm việc, chẳng hạn Nhật Bản rất coi trọng việc thành thạo tiếng Nhật, chuyên môn có thể chỉ cần đạt mức khá. Trong khi đó, tại các thị trường nói tiếng Anh, khả năng sử dụng tiếng Anh đủ để giao tiếp và hiểu tài liệu nhưng kỹ thuật phải thực sự tốt, tương đối xuất sắc mới vượt qua các vòng phỏng vấn của các công ty.
“Nên xác định thị trường mục tiêu để có định hướng học ngoại ngữ. Nếu muốn làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, hãy đầu tư để học tiếng thành thạo” – anh Hiền chia sẻ.
Bên cạnh ngoại ngữ, để làm việc tại các thị trường nước ngoài, bằng Đại học cũng là một yêu cầu khá cơ bản. Bằng Đại học là cơ sở để các ứng viên nhận được visa làm việc tại nước ngoài. Hầu hết tất cả các nước từ Nhật, Hàn, Mỹ, Úc hay châu Âu đều có điều kiện này trong thủ tục xin visa dành cho người lao động sang làm việc trong ngành IT.
Và dĩ nhiên, để làm việc trong ngành công nghệ thông tin, kiến thức và kỹ năng cũng là điều rất quan trọng. Nam mentor cho rằng trước tiên các bạn nên xác định mình muốn theo mảng gì trong ngành IT rộng lớn, tìm hiểu một số trang tuyển dụng tại các quốc gia mà bạn muốn đến để tham khảo xem cơ hội việc làm có rộng mở hay không, các công ty yêu cầu những kỹ năng gì, sau đó liệt kê, sắp xếp lại và đối chiếu với thế mạnh của bản thân để tự đánh giá mức độ phù hợp với công việc.
Ngoài sự chuẩn bị về CV, các học viên cũng nên làm quen với các câu hỏi phỏng vấn của các công ty nước ngoài, tập trả lời thật nhiều lần, ghi âm, nghe lại những gì mình nói để rút kinh nghiệm.
Anh cho biết hiện nay ngoài xét duyệt CV và phỏng vấn, đa số các công ty sẽ cho ứng viên làm các bài kiểm tra theo dạng các dự án thực tế. Để vượt qua, các bạn không chỉ thực hiện được mà còn phải trả lời các câu hỏi sâu như tại sao lại sử dụng phương pháp này? Có giải pháp nào tối ưu hơn không? Dự đoán mức độ hiệu quả,… “Hoạt động này khá giống với hình thức thi vấn đáp mà FUNiX đang triển khai, thiên về thực hành và giúp học viên hiểu sâu kiến thức. Một buổi hỏi thi cũng giống như buổi phỏng vấn nên các học viên FUNiX sẽ được rèn luyện nhuẫn nhuyễn kỹ năng này” – mentor Hiền khẳng định.
Nhắn nhủ tới các học viên, lập trình viên đang nuôi giấc mơ làm việc tại thị trường nước ngoài, kỹ sư công nghệ Nguyễn Viết Hiền hy vọng các bạn sẽ học tập và trau dồi không ngừng kiến thức công nghệ, ngoại ngữ để hiện thức hoá ước mơ của mình. “Làm việc tại các đất nước phát triển sẽ giúp các bạn học hỏi được rất nhiều bổ ích, từ ngoại ngữ, kiến thức công nghệ đến kỹ năng sống, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm bổ ích” – anh chia sẻ.
Minh Tiến
Tin liên quan:
- 4 điểm mạnh của chương trình CNTT tại đại học Deakin – FUNiX
- xTalk #145: Kinh nghiệm vươn ra thế giới dành cho lập trình viên
- Generative Design và IoT: Kỷ nguyên mới của kết nối sự sáng tạo
Bình luận (0
)