Sinh viên đại học Quốc gia Hà Nội học Khởi nghiệp theo FUNiX Way
Ngày 8/12 đã diễn ra buổi giới thiệu môn học Khởi nghiệp dành cho sinh viên khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Vào học kỳ tới đây, các bạn sẽ được học bộ môn này theo hình thức trực tuyến, nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai đơn vị.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Chia sẻ về môn học Khởi nghiệp, ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Chủ nhiệm bộ môn Khoa học xã hội, kinh tế và quản lý Trường ĐH Quốc Tế – ĐHQG Hà Nội cho biết, đây là nội dung rất mới trong học phần của sinh viên nhà trường, được triển khai từ năm học 2019 – 2020 trên nền tảng học online của FUNiX.
Cơ hội từ khóa học trực tuyến
Với đặc thù học trực tuyến, sinh viên cần có sự chủ động, tự giác, tận dụng tốt các lợi thế của FUNiX để có thể ứng dụng vào thực tế. Cô Kim Oanh bày tỏ kỳ vọng với nỗ lực và nghiêm túc học tập, các sinh viên có thể biến những ý tưởng thành hiện thực thông qua các cuộc thi khởi nghiệp và tiếp đó là các chương trình gọi vốn…
Một điểm đặc biệt của khóa học là sinh viên sẽ có cơ hội thảo luận, phân tích các tình huống kinh đoanh thực tế(case study) với các nhà khởi nghiệp, doanh nhân giàu kinh nghiệm… Bên cạnh đó, các bạn được làm việc theo nhóm, dẫn dắt bởi các mentor để xây dựng nên các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Điều này đảm bảo mang đến trải nghiệm phong phú, giá trị cho người học.
Tại chương trình, sinh viên ĐH Quốc gia được giới thiệu chi tiết hơn về khóa học và cách thức làm việc với mentor, Hannah FUNiX giúp các bạn sẵn sàng cho môn học Khởi nghiệp.
Anh Hoàng Văn Cương – Phó Giám đốc FUNiX chia sẻ, môn học Khởi nghiệp là cơ hội để sinh viên rèn luyện, hiểu được quy trình, cách thức cần thiết để khởi sự kinh doanh, tránh các rủi ro trong khởi nghiệp. Dù các bạn không đi theo con đường này trong tương lai, thì những điều học được qua qua khóa học vẫn mang lại nhiều giá trị, bởi “Dù cho không lập doanh nghiệp, mà làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức thì cũng cần tinh thần khởi nghiệp. Công ty lớn nào cũng khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, tinh thần máu lửa sẵn sàng làm việc mới” – anh Cương khẳng định.
Điều cần lưu ý khi khởi nghiệp
Trò chuyện với sinh viên khoa Quốc tế ĐH Quốc Gia Hà Nội trong buổi giới thiệu về khóa học Khởi nghiệp , CEO LUMI Vietnam Nguyễn Đức Tài có những chia sẻ rất thật về những ngày tháng “gian khổ” phát triển LUMI: phải đi bán rau, phân phối giấy vệ sinh.. để kiếm tiền về cho công ty. Anh đưa ra lời khuyên các bạn lựa chọn khởi nghiệp cần có quyết tâm dấn thân, sẵn sàng chấp nhận thất bại.
“Lần đầu khởi nghiệp có thể thất bại, nhưng sẽ cho mình câu trả lời xem mình có phù hợp với khởi nghiệp hay không” – anh Tài nhắn nhủ.
CEO Lumi gợi ý những câu hỏi mà người làm khởi nghiệp cần đặt ra như: Tại sao phải khởi nghiệp; khởi nghiệp để làm gì… Trước khi khởi nghiệp cần có một nhóm để cùng triển khai. Quan trọng nhất khi khởi nghiệp là bạn chọn được người đi chung với mình trong một thời gian dài.
Về sản phẩm khởi nghiệp, cần xác định thị trường, phân khúc khách hàng, chân dung khách hàng rất kỹ thì dịch vụ và sản phẩm tạo ra mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)