Tâm sự ngành IT: Khó làm một lập trình viên thuần túy
Hơn 10 năm chinh chiến trong ngành gỗ mang đến cho anh Hoàng Giang mentor FUNIX, hiện là Trưởng phòng kỹ thuật, công ty TNHH Woodsoft Việt Nam nhiều trải nghiệm về nghề. Trong buổi chia sẻ cùng sinh viên FUNiX ngày 12/6, anh Giang đã có những tâm sự chân thành với các xTer, cùng lời khuyên nghề nghiệp quý báu dành cho các bạn.
Table of Contents
1. Sinh viên nên học, nên làm gì
Phản đối quan điểm “học cái mình thích, làm cái mình đam mê”, anh Hoàng Giang cho rằng các bạn sinh viên nên học cái mình có khả năng học tốt, dù mình không thích nhưng mình giỏi. Với việc làm cái mà bạn làm tốt, xác suất thành công cao hơn, tạo điều kiện cho bản thân phát triển hơn nữa.
“Một khi bạn thành công, bạn không thể ghét mãi điều mang lại thành công cho mình” – mentor phân tích.
Trong nhiều năm làm nghề, anh đã thấy rất nhiều bạn thất bại vì cố gắng học, cố gắng làm cái mình thích nhưng không giỏi. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc, thậm chí lãng phí cả một cuộc đời.
Từ đây, anh Hoàng Giang đưa ra lời khuyên cho những ai đang không biết nên học, nên làm gì, đó là: Gạch đầu dòng những thứ mình giỏi nhất (không phải so với người khác mà so với chính mình). Từ đó, bạn tự đưa ra quyết định hướng đi của mình.
2. Khó làm một lập trình viên thuần túy
Tâm sự về nghề, trước hết, với tư cách một lập trình viên, mentor Hoàng Giang khẳng định trong bối cảnh hiện nay, các bạn rất khó có thể chỉ làm một lập trình viên thuần túy.
“Giá trị của lập trình viên sẽ ngày càng giảm sút. Cách đây 10 năm, lập trình viên có lương cao, nhưng hiện nay càng nhiều đơn vị đào tạo lập trình viên, số lượng lập trình viên ngày càng nhiều, cạnh tranh nhiều về mức lương và trình độ, kỹ năng” – anh Giang nhắn nhủ.
Ngày càng nhiều framework, công cụ kéo thả, kỹ năng lập trình ngày càng tiến dần tới lao động phổ thông. Nếu chỉ thuần túy gõ code thì lương ngày càng thấp so với mặt bằng chung. Trên báo chí, các diễn đàn …, các anh kêu thiếu nhân lực IT số lượng lớn phần nhiều là những anh làm outsource, sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị tạo ra không lớn, lương không cao.
Về thu nhập của lập trình viên có kinh nghiệm 2 năm, mình sẽ nói về 3 mức thu nhập tốt, cao và rất cao.
2.1 Muốn có lương tốt (17-20 triệu/tháng):
Hãy là 1 developer giỏi (developer chứ không phải programmer). Nói chi tiết thì dài dòng, nhưng theo anh để phân biệt dễ nhất 1 bạn đã phải là 1 developer giỏi chưa thì chỉ cần đọc code của một open source nổi tiếng nào đó, hiểu được tại sao các open source lại thiết kế như thế, code như thế, nếu mình tự code mình cũng sẽ code gần như thế. Như vậy bạn có thể chắc mình là 1 developer giỏi.
Khi bạn đã là 1 developer giỏi, bạn hãy tham gia vào các công ty làm sản phẩm, công ty trực tiếp sử dụng phần mềm để kinh doanh dịch vụ: Thương mại điện tử, Bank, Viễn thông, Chứng khoán, Marketing v.v… Bạn sẽ được hưởng chung giá trị làm ra là giá trị của Business bạn tham gia, giá trị này cao hơn nhiều giá trị thuần túy của phần mềm. Vì thế bạn sẽ có lương cao.
2.2 Muốn có lương cao (25-30 triệu/tháng):
Bạn phải vượt ra khỏi kỹ năng lập trình phổ thông, theo được những nhánh đang hiếm như hiện nay như: AI, Data mining ….
2.3 Muốn có thu nhập thật cao:
Thì phải làm chủ, phải tự trả lương cho mình, phải khởi nghiệp. Muốn vậy phải phát hiện được bài toán, được nỗi đau của một ngành nghề, một nhóm người, hiểu cặn kẽ lý do tại sao chưa có lời giải tốt cho bài toán này và đưa ra được lời giải phù hợp, được thị trường chấp nhận. Lúc đó giá trị chính không còn ở lập trình nữa.
Mà muốn đưa ra được lời giải cho bài toán thì phải học hỏi, nắm rõ tri thức ngành, nắm rõ nghiệp vụ, cách thức ngành đó đang vận hành, tại sao người ta lại đang vận hành như thế, trước đây đã có những ai muốn giải bài toán này rồi? họ đã định giải như thế nào? Tại sao lại thất bại? Chứ không thể tự nhiên nhảy vào bảo em sẽ làm cái app, cái web để tự động hóa việc này, việc kia. Chỉ khi có những hiểu biết sâu sắc về bài toán như thế mới hy vọng đưa ra được lời giải tốt.
3. Ngành gỗ – một hướng đi tiềm năng
Khẳng định ngành Gỗ đứng top đầu về doanh thu xuất khẩu tại Việt Nam, anh Hoàng Giang kỳ vọng công nghệ sẽ đem đến những bước tiến nhảy vọt cho ngành. Đồng thời anh kỳ vọng “ngành gỗ của Việt Nam mới chỉ đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 (tin học hóa, tự động hóa) của mình một cách thực chất, làm tiền đề để bước vào cách mạng công nghiệp 4.0 (AI, Big Data …).
Trực tiếp quản lý mảng Kỹ thuật của công ty, anh Hoàng Giang nhìn thấy sức mạnh công nghệ khi áp dụng vào việc sản xuất đồ gỗ. Riêng với phần mềm Bazis, Woodsoft giúp khép kín quy trình sản xuất đồ gỗ, từ khâu thiết kế đến sản xuất, giảm sức người và tránh sai sót, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bazis hoàn toàn có thể cạnh tranh với các phần mềm của nước ngoài, đưa ngành gỗ Việt vươn xa trên trường thế giới.
Bản thân ngành gỗ tuy mang lại nhiều tiền, nhưng lại có nhiều bài toán chưa có lời giải đủ tốt, ví dụ: ERP đặc thù cho ngành gỗ; Quản lý tiến độ sản xuất: tối ưu năng suất và phế phẩm, nguyên vật liệu…; Quản lý dự án ngành gỗ; C2M: Consumer to Manufacturer
Như vậy, ngành gỗ rất có thể là một hướng đi tiềm năng, một lựa chọn sáng cho các lập trình viên đang tìm chỗ đứng.
>>> Tìm hiểu ngay các khóa học lập trình của FUNiX tại:
>>> Xem thêm nhiều hơn bài viết tại đây:
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)